Giáo án E learning về Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ

Thứ ba - 06/12/2016 22:53
 
CUỘC THI GIÁO ÁN E LEARNING 

BÀI DẠY
DƯ ĐỊA CHÍ ĐỊA PHƯƠNG: NGHĨA TRANG LIỆT SĨ HUYỆN ĐỨC THỌ
I. Mục tiêu:
- Biết vị trí của nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ
- Biết được tổng số liệt sĩ hiện tại của huyện Đức Thọ và xã Đức Long
- Biết được tổng số phần mộ liệt sĩ hiện có ở Nghĩa trang huyện Đức Thọ
- Biết được các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
II. Đồ dùng dạy – học: Máy chiếu
III. Các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài:
- Cô chào các em! Trước khi đi vào bài học, cô mời các em tìm hiểu đôi nét về miền đất và con người Đức Thọ
Đức Thọ là miền địa linh nhân kiệt. Thiên nhiên tươi đẹp, phóng khoáng trữ tình. Nhân dân cần cù, dũng cảm và hào kiệt. Là vùng quê sinh ra những con người, những dòng họ, những cộng đồng làm rạng danh đất nước, để lại đời sau nhiều tấm gương, nhiều giá trị tinh thần và vật chất cần lưu giữ. Chính vỉ thế mà  Đức Thọ của chúng ta có rất nhiều dư địa chí, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Hôm nay chúng ta đến với một dư địa chí của địa phương mình
-Cô mời các em xem một video clip sau để trả lời câu hỏi ở trang tiếp theo các em nhé.
- Video Nghĩa trang liệt sĩ
Câu 1:  Video các em vừa được xem là cảnh ở đâu?
A. Rừng Trường Sơn
B. Cánh đồng lúa chín
C. Nghĩa trang liệt sĩ
D. Khu mộ Trần Phú
- Đáp án C
- GV: Trong đoạn video clip các em vừa xem là cảnh ở đâu?
- HS làm bài
- GV nhận xét bài làm HS.
- GV: Video các em vừa được xem là ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ.  
Để biết nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ nằm ở đâu? Có từ khi nào? Công tác đền ơn đáp nghĩa hàng năm của nhân dân ta ra sao, cô mời em đến với dư địa chí địa phương: Nghĩa trang liệt sĩ Huyện Đức Thọ
2. Các hoạt động dạy – học:
2.1. Giới thiệu mục tiêu bài học
GV nêu: Bài học gồm có 3 mục tiêu
- Biết vị trí của nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ
- Biết được tổng số liệt sĩ hiện có của huyện Đức Thọ và xã Đức Long; biết tổng số phần mộ liệt sĩ hiện có của xã Đức Long và huyện Đức Thọ ở Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ
- Công tác đền ơn đáp nghĩa
2.2.Giới thiệu cấu trúc bài học:
Câu trúc bài học gồm 3 phần
Phần1: Lễ khởi công, khánh thành và đưa vào sử dụng nghĩa trang liệt sĩ
Phần 2: Số liệt sĩ hiện có của xã Đức Long, huyện Đức Thọ và số phần mộ liệt sĩ hiện có của xã Đức Long, huyện Đức Thọ ở nghĩa trang liệt sĩ huyện nhà
Phần 3: Công tác đền ơn đáp nghĩa
2.3. Tiến hành dạy – học:
2.3.1. Vị trí địa lí xã Đức Lập và Nghĩa Trang liệt sĩ huyện Đức Thọ
-Quan sát Bản đồ địa lí huyện, xã Đức Lập
Mời các em tìm hiểu vài nét về nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ
Từ Ngã Tư quán Bà Viên Thị trấn Đức Thọ, Dọc theo hướng Tây Quốc lộ 8A chừng hơn 1 km. Đến ngã ba cầu Kênh rẽ trái theo đường tỉnh lộ 5, cắt ngang qua thôn Phượng Thành, Long Lập, Lộc Phúc của xã Đức Long khoảng chừng 5 km. Gặp đường tỉnh lộ 28 rẽ trái về phía Đông Nam khoảng hơn 1 km là tới địa bàn xã Đức Lập.
Núi Trùa nằm bên trái, ngay cạnh con đường tỉnh lộ 28. Là một địa điểm có diện tích khá rộng, thoáng đãng, sườn núi thoai thoải thuộc địa phận xã Đức Lập. Chính nơi này được Đảng bộ và nhân dân Đức Thọ chọn làm nghĩa trang - nơi yên nghỉ cuối cùng của các anh hùng liệt sĩ.
 Phía Đông và phía Bắc của nghĩa trang liệt sĩ giáp thôn Tân Tiến, phía Nam giáp thôn Tân Bàng xã Đức Lập, còn phía Tây giáp thôn Long Sơn của xã Đức Long.
2.3.2.  Phần 1: Lễ khởi công, khánh thành và đưa vào sử dụng nghĩa trang liệt sĩ
- GV: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi nhé
Để đền đáp công ơn các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống trên quê hương Đức Thọ, tháng 10 năm 1976, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã khởi công xây dựng nghĩa trang liệt sĩ trên đỉnh Núi Trùa thuộc địa bàn xã Đức Lập, với diện tích hơn 24 nghìn mét vuông. Sau gần 1 năm xây dựng, nghĩa trang đã hoàn tất. Lễ khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 7 năm 1977. Lần đầu tiên quy tập được 196 ngôi mộ liệt sĩ
- GV:
Câu 2: Qua thông tin trên, em biết nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ nằm ở đâu?
A.     Xã Đức Lập
B.     Xã Đức Long
C.     Xã Đức Lạng
D.     Xã Đức lạc
- Đáp án A
- HS làm bài
- GV nhận xét bài làm HS.
GV:
Câu 3:  Nghĩa trang liệt sĩ khởi công xây dựng  tháng 10 năm 1976
A. Đúng                                  B. Sai
- Đáp án: A
- HS làm bài
- GV nhận xét bài làm HS.
Câu 4: Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ khánh thành và đưa vào sử dụng thời gian nào?
A. Tháng 5 năm 1976
B. Tháng 10 năm 1977
C. Tháng 7 năm 1977
- Đáp án: C
- Nhận xét, đánh giá
*Tiểu kết phần 1:
GV: Tháng 10 năm 1976, Đảng bộ và nhân dân huyện Đức Thọ đã khởi công xây dựng nghĩa trang liệt sĩ trên đỉnh Núi Trùa thuộc địa bàn xã Đức Lập. Sau gần 1 năm xây dựng, nghĩa trang đã hoàn tất. Lễ khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 7 năm 1977. Lần đầu tiên quy tập được 196 ngôi mộ liệt sĩ.
- Để biết huyện Đức Thọ hiện nay có bao nhiêu liệt sĩ, bao nhiêu ngôi mộ tại nghĩa trang, mời các em đến với phần 2
2.3.3. Phần 2: Số liệt sĩ hiện tại của huyện Đức Thọ, xã Đức Long và số phần mộ liệt sĩ hiện có ở nghĩa trang liết sĩ huyện Đức Thọ
GV: Em hãy đọc các thông tin sau và hoàn thành câu hỏi tiếp theo:
Toàn huyện Đức Thọ hiện nay có 3.812 liệt sĩ, gần 3.900 thương, bệnh binh; Xã Đức Long có 126 liệt sĩ.
Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ hiện nay có hơn 1000 ngôi mộ. Riêng xã Đức Long có 10 ngôi mộ tọa lạc trên Núi Trùa của xã Đức Lập. Đây là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm thiêng liêng, cao cả của Đảng bộ và nhân dân huyện Đức Thọ.
GV: Đọc các thông tin rồi trả lời câu hỏi tiếp em nhé
Câu 5: Hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm
Huyện Đức Thọ hiện tại có  …………  liệt sĩ. Xã Đức Long có  ……  liệt sĩ. Tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ hiện có  ………. ngôi mộ, riêng xã Đức Long có  …….. ngôi mộ liệt sĩ
 
- Đáp án: Thứ tự cần điền: 3.812, 126, 1000, 10
- Nhận xét, đánh giá
- GV chiếu các bức ảnh về các liệt sĩ và các thông tin của từng liệt sĩ, nói:
Hãy quan sát một số ảnh các liệt sĩ rồi nắm bắt thông tin của các liệt sĩ đó.
1. Liệt sĩ : Trần Xuân Trành
Sinh năm:  1930
Quê quán: Đức Long – Đức Thọ - Hà Tĩnh
Hy sinh:  Ngày 24-1-1968 ở mặt trận phía Nam, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Liệt sĩ:  Trần Văn Tâm
Sinh  năm:  1943
Quê quán: Đức Long – Đức Thọ - Hà Tĩnh
Hy sinh:  Ngày 20-02-1971 tại mặt trận Phía Nam, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
3. Liệt sĩ:  Phan Văn Dũng
Sinh năm: 1948
Quê quán: Thị trấn Đức Thọ – Đức Thọ - Hà Tĩnh
Hy sinh: Ngày 10 – 07 - 1968 trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước          
4. Liệt sĩ : Lê Tự Thành
Sinh năm: 1936
Quê quán: Tùng Ảnh – Đức Thọ - Hà Tĩnh
Hy sinh: Ngày 13-02-1972  trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
            - GV chiếu các hình ảnh và thông tin các liệt sĩ tương ứng để HS làm bài tập tiếp theo.
Câu 6: Em hãy nối hình ảnh với thông tin phù hợp của từng liệt sĩ
- HS làm bài, nhận xét, đánh giá
GV: Đây là hình ảnh một số liệt sĩ thuộc xã Đức Long, xã Tùng Ảnh và Thị Trấn Đức Thọ của huyện Đức Thọ.
*Tiểu kết phần 2:
Toàn huyện Đức Thọ hiện nay có 3.812 liệt sĩ, gần 3.900 thương, bệnh binh; Xã Đức Long hiện có 126 liệt sĩ.
Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ hiện nay có hơn 1000 ngôi mộ. Riêng xã Đức Long có 10 ngôi mộ liệt sĩ
            GV: Để ghi nhớ công ơn với các anh hùng liệt sĩ, chúng ta phải làm gì? Mời các em đến với phần 3
2.3.4. Phần 3: Công tác đền ơn đáp nghĩa của nhân dân ta
GV chiếu các hình ảnh nói về công tác chăm sóc, thắp hương tại nghĩa trang và nói: Em hãy quan sát các bức ảnh để hoàn thành bài tập tiếp theo
 
 
Câu 7: Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” Đảng bộ, nhân dân huyện Đức Thọ nói chung và xã Đức Long nói riêng phải làm gì để tỏ lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên quê hương Đức Thọ?
A. Xây dựng công trình bia tưởng niệm ở các xã
B. Xây đền thờ, tôn tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ
C. Không để ý đến những việc này
D. Chăm sóc, dâng hương, tưởng niệm
*Lưu ý: Bài tập này có nhiều lựa chọn, em hãy lựa chọn những đáp án mà em cho làm đúng.
- ĐÁp án: A;B;D
- Nhận xét, đánh giá
GV: Để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, nhà nước ta đã lấy ngày nào hàng năm làm kỉ niệm ngày thương binh, liệt sĩ?
Câu 8: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau
Kỉ niệm ngày thương binh, liệt sĩ là ngày ………………..
- Đáp án: 27 - 7
- Nhận xét bài làm của HS.
2.3.5. Liên hệ thực tế:
GV chiếu một số hình ảnh nói về công tác đền ơn đáp nghĩa của Đảng bộ và nhân dân huyện Đức Thọ; học sinh thắp hương, thưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, nói:  
Đây là một số hình ảnh thể hiện những việc làm để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ.
* Lãnh đạo huyện Đức Thọ; Đoàn thanh niên huyện, ngành công an; Đoàn thanh niên của Trường THPT Đức Thọ thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ
* Thầy trò Trường TH Đức Long dâng hoa, thắp hương và chăm sóc bia tưởng niệm liệt sĩ tại xã Đức Long
* Đền thờ các liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ
3. Tổng kết, dặn dò:
Video nghĩa trang liệt sĩ
+GV:  Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Thọ được xây dựng từ năm 1976, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1977. Đã nâng cấp 3 lần. Hiện tại đã quy tập được hơn 1000 ngôi mộ liệt sĩ. Đảng bộ và nhân dân Đức Thọ không ngừng nâng cấp, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ để nơi an nghỉ của các anh chị mãi mãi ấm tình người. Và đó cũng là niềm động viên an ủi lớn lao đối với các thân nhân, gia đình những người đã khuất.
Để xứng đáng với sự hi sinh cao quý của các liệt sĩ đã ngã xuống bảo vệ cuộc sống bình yên cho chúng ta, các em phải ngoan ngoan, luôn vâng lời cha mẹ, thầy cô, cố gắng học tập chăm chỉ các em nhé!
+ Thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn, hãy giúp các gia đình thương binh, liệt sĩ bằng những việc làm vừa sức
+ Chăm sóc bia tưởng niệm các liệt sĩ tại xã Đức Long

 

Tác giả bài viết: Võ Thị Thu Hiền

Nguồn tin: Tiểu học Đức Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay1,396
  • Tháng hiện tại18,294
  • Tổng lượt truy cập2,037,438
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây