Một số chia sẽ khi dạy Luyện từ và câu lớp 2: Tổ quốc dấu phẩy

Thứ tư - 31/01/2018 12:12
Một số chia sẽ khi dạy LTVC lớp 2. bài MRVT: Tổ quốc- dấu phẩy
Luyện từ và câu
Bài dạy:   TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1).
- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2).
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Phiếu học tập để HS làm BT1.
- Tranh ảnh về các vị anh hùng BT2.
- Tóm tắt tiểu sử các vị anh hùng trong bài tập 2
- Máy chiếu.
III.  HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Giới thiệu bài
-  Tiếng Việt tuần 20 các em đang học thuộc chủ điểm gì? (Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc”).
Để các em sẽ hiểu và nắm rõ hơn một số từ ngữ về Tổ quốc, cách đặt dấu phẩy trong câu qua tiết học hôm nay: Mở rộng vốn từ Tổ quốc. Dấu phẩy.  2 HS nhắc lại mục bài- GV ghi bảng
2. Bài mới:
HĐ 1:  Bài tập 1
- Chúng ta bước vào BT1.
- HS đọc yêu cầu BT1, cả lớp đọc thầm
- Các em sẽ hoàn thành bài tập này bằng cách thi giữa 4 nhóm. Mỗi nhóm cô đã chuẩn bị một phiếu học tập( GV giơ phiếu cho cả lớp xem), cô sẽ dành cho các nhòm một khoảng thời gian thời gian 5-7 phút. Hoàn thành xong nhóm trưởng lên đính ở bảng (nam châm).
          - Các  em sẽ hoạt động theo nhóm 4, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng.
- Lớp trưởng phát phiếu
- Thời gian làm bài bắt đầu (GV bao quát các nhóm)
- Nhận xét bài làm của các nhóm
- HS đọc tiếp nhóm thứ hai. GV giới thiệu đây là hình ảnh Hai bà Trưng đang đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ, giữ gìn… đất nước  (Bật hình ảnh)
- Em nào có thể cho cô biết thế nào gọi là kiến thiết?
          Qua bài tập 1 các em đã biết được một số từ ngữ về Tổ quốc. Tổ quốc chúng ta đẹp vô cùng, đất nước ta được độc lập tự do, nhân dân ta có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Để có được như vậy đã có biết bao anh hùng phải hy sinh cả cuộc đời mình. Và bài tập số 2 sẽ gợi nhớ cho chúng ta một số  vị anh hùng đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc.
Hoạt động 2: Bài tập 2
Bài 2: Gọi 1 em đọc bài tập cả lớp đọc thầm
- Chiếu nội dung bài tập 2.
- Đây là chân dung một số vị anh hùng dân tộc được nói đến trong bài tập 2, mời các em quan sát.
- GV chiếu từng ảnh và giới thiệu tên trong bài tập.
- Trong các vị anh hùng dân tộc đó em đã được học về ai? (Hai Bà Trưng)
- Có rất nhiều vị anh hùng dân tộc nhưng bài tập yêu câu chúng ta chỉ kể một vị anh hùng mà em biết rõ. Gạch chân dưới cụm từ “một vị anh hùng”
          Gợi ý:
          + Vị anh hùng đó tên gì? Quê ở đâu?
          + Người đó có công lao gì đối với đất nước?
          + Tình cảm của em đối với vị anh hùng đó như thế nào?
          - GV hỏi một số em: Em kể về vị anh hùng nào?
          - Thảo luận cặp đôi, kể cho nhau nghe.
          HS kể, GV theo dõi.
          -  4 HS trình bày trước lớp, nhận xét, đánh giá.
          - Sau đây cô xin giới thiệu với các em một vài vị anh hùng dân tộc để các em được rõ hơn.
          - GV chiếu ND, nói về Hai Bà Trưng, Lê Lợi, HCM.
GV chốt: Các anh hùng dân tộc đã hi sinh biết bao xương máu để giành lại non sông đất nước cho chúng ta. Vậy các em tuổi còn nhỏ, các em sẽ làm gì để góp phần nho nhỏ lòng biết ơn  các vị anh hùng dân tộc.
          - HS trả lời: VD: Chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô,…
          Như vậy qua bài tập 1 và bài tập 2 các em đã nắm được một số từ ngữ về Tổ quốc kể về một số vị anh hùng dân tộc và bây giờ chúng ta chuyể sang bài tập số 3.
Hoạt động 3: Bài tập 3
- 1 HS đọc bài tập 3.
GV hỏi: Đoạn văn có mấy câu? Những câu nào được in nghiêng trong bài? - Hãy đọc các câu in nghiêng.( 3 em đọc)
- GV treo bảng phụ đã viết các câu in nghiêng.
- Những câu này thuộc mẫu câu nào?
- Các em  làm bài tập 3 vào vở, nghiên cứu xem đặt dấu phẩy chỗ nào thích hợp.
- HS làm bài.( GV bao quát)
- Chữa từng câu:
+ HS đọc câu thứ nhất, em đặt dấu phấy ở đâu?
+ Những từ ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào?( Khi nào)
( Tương tự hai câu còn lại)
- Như vậy trong các câu trên dấu phẩy dùng để ngăn cách bộ phận trả lời cho câu hỏi náo?( ngăn cách bộ phận trả lời câu hỏi khi nào đứng đầu câu)
          GV chốt: Khi viết để ngăn cách bộ phận trả lời câu hỏi khi nào đứng đầu câu với phần còn lại thì ta dùng dấu phẩy.
3.  Củng cố, dặn dò (3’)  
- Nhắc lại tên bài học.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về nhà các em tìm hiểu thêm về các vị anh hùng dân tộc đã nêu tên ở BT2.
 
 

Tác giả bài viết: Phan Thị Chính Tâm

Nguồn tin: Tiểu học Đức Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập1
  • Hôm nay481
  • Tháng hiện tại43,311
  • Tổng lượt truy cập1,770,704
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây