Website Trường Tiểu học Đức Long. Đức Thọ, Hà Tĩnh

http://thduclong.pgdductho.edu.vn


Đề kiểm tra địa li lop 4

                                             Họ và tên:……………….............................                    

BÀI KIỂM TRA

Năm học : 2016 - 2017
MÔN: Lịch sử - Địa lí  -  Lớp 4 
Thời gian : 60 phút
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
I. LỊCH SỬ: (3điểm)
Câu 1: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống £.
          Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất vào năm:
a.£ năm 938 ;                          b.£ năm 981;                           c.£ năm 968
Câu 2: Đánh dấu X vào £ trước câu trả lời đúng nhất.
Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ?
a.£  Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.
b.£  Xây dựng thành Cổ Loa.                              
c.£  Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 3: Điền các từ ngữ:( đánh trước, đợi giặc, thế mạnh ) vào chỗ chấm của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp :
          Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên............................... không bằng đem quân .................................... để chặn .............................. của giặc.”
 
II. ĐỊA LÍ: (3điểm)
Câu 1: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống £.
          Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ:
a. £  Lớn thứ nhất.                   b. £  Lớn thứ hai.           c.£  Lớn thứ ba.
Câu 2: Đánh dấu X vào £ trước câu trả lời đúng .
          Đỉnh núi Pan-xi-păng có độ cao bao nhiêu mét ?
a.£  3143 mét ;           b.£  3134 mét ;              c.£  3314 mét.
Câu 3: Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho thích hợp?
A   B
a) Ruộng bậc thang được làm   1. dân cư đông đúc nhất nước ta.
b) Đất ba dan, tơi xốp   2. thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm.
c) Dân tộc Thái, Dao , Mông   3. sống ở Hoàng Liên Sơn.
d) Đồng bằng Bắc Bộ là nơi   4. ở sườn núi.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
I. LỊCH SỬ: (2điểm)
Câu 1: Khi đô hộ nước ta, các triều đại Phong kiến phương Bắc đã làm gì?
Câu 2Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
 
II. ĐỊA LÍ: (2điểm)
Câu 1: Chợ phiên ở đồng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Câu 2: Nêu những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát.
 

ĐÁP ÁN BÀI KT : LS -ĐL
A .PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
 
I. LỊCH SỬ: (3điểm)
Mỗi  câu trả lời đúng ghi 1 điểm
 
Câu 1 2 3
Ý đúng b c Thứ tự cần điền:
đợi giặc ; đánh trước; thế mạnh
 
 
II. ĐỊA LÍ: (3điểm)
 
Câu 1 2 3
Ý đúng b a   a  - 4                 ;                b - 2
   c  - 3                 ;                d - 1
 
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Mỗi  câu trả lời đúng ghi 1 điểm
I. LỊCH SỬ: (2điểm)
Câu 1: Khi đô hộ nước ta, các triều đại Phong kiến phương Bắc đã làm gì?
Trả lời: Khi đô hộ nước ta, các triều đại Phong kiến phương Bắc đã: Bắc dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng. Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán.
Câu 2Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
  Trả lời: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa đối với nước ta thời bấy giờ là: Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra một thời kì độc lập lâu dài của  nước ta.
II. ĐỊA LÍ: (2điểm)
Câu 1: Chợ phiên ở đồng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Trả lời: Chợ phiên ở đồng Bắc Bộ có đặc điểm: Chỉ họp chợ vào thời gian nhất định; các phiên chợ của các địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến chợ mua bán. Các hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, hàng hóa bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản  xuất, nuôi trồng tại địa phương.    
Câu 2: Nêu những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát.
Trả lời:  Điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát là: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, khí hậu quanh năm mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp, có nhiều rừng thông xanh tốt và nhiều thác nước đẹp nổi tiếng. Đà Lạt có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng phục vụ cho việc du lịch, nghỉ mát...

Tác giả bài viết: Hoài Như

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây