Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 4 - 5
- Thứ hai - 26/12/2016 21:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở tiểu học việc dạy cho học sinh sử dụng dấu câu là một việc là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Sử dụng dấu câu Tiếng Việt đúng sẽ giúp cho các em diễn đạt ý một cách rõ ràng, mạch lạc. Mặt khác giúp người nghe, người đọc hiểu ý nghĩa câu văn, bài văn dễ dàng và chính xác. Qua nhiều năm giảng dạy lớp 4, lớp 5, tôi nhận thấy có nhiều em còn lúng túng trong việc sử dụng các dấu câu. Nhiều bài văn học sinh hầu như không sử dụng dấu câu hoặc dùng theo cảm tính mà không hiểu được tác dụng, bởi vậy mà nội dung bài viết của các em trở nên khó hiểu.
Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, việc dạy dấu câu là nội dung xuyên suốt từ lớp 1đến lớp 5. Ở lớp 1, lớp 2 tuy chưa có những bài dạy về dấu câu riêng mà các em được học lồng ghép trong các phân môn, qua các bài tập thực hành nhằm giúp các em bước đầu biết sử dụng dấu câu khi đặt câu. Lên lớp 3, lớp 4, lớp 5 các em được học kĩ hơn, có hệ thống hơn. Việc rèn kĩ năng sử dụng dấu câu được thực hiện trong tất cả các môn học và trong suốt quá trình học nhưng môn học đảm nhận chính là môn Tiếng Việt, trong đó phân môn Luyện từ và câu giữ vai trò nòng cốt. Mục đích của dạy học dấu câu là để học sinh biết sử dụng dấu câu như là một công cụ để diễn đạt tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình đến với người đọc. Việc dạy cách sử dụng dấu câu ở lớp 4, lớp 5 được thực hiện qua các ví dụ, bài tập cụ thể, từ đó học sinh có khả năng nhận biết và từng bước biết sử dụng thành thạo dấu câu phù hợp với ngữ nghĩa, ngữ cảnh. Các bài tập này đóng vai trò quyết định đến hiệu quả giờ dạy. Vì vậy tôi đã xây dựng hệ thống bài tập sử dụng dấu câu nhằm “Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 4 - 5” trong Luyện từ và câu .
Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, việc dạy dấu câu là nội dung xuyên suốt từ lớp 1đến lớp 5. Ở lớp 1, lớp 2 tuy chưa có những bài dạy về dấu câu riêng mà các em được học lồng ghép trong các phân môn, qua các bài tập thực hành nhằm giúp các em bước đầu biết sử dụng dấu câu khi đặt câu. Lên lớp 3, lớp 4, lớp 5 các em được học kĩ hơn, có hệ thống hơn. Việc rèn kĩ năng sử dụng dấu câu được thực hiện trong tất cả các môn học và trong suốt quá trình học nhưng môn học đảm nhận chính là môn Tiếng Việt, trong đó phân môn Luyện từ và câu giữ vai trò nòng cốt. Mục đích của dạy học dấu câu là để học sinh biết sử dụng dấu câu như là một công cụ để diễn đạt tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình đến với người đọc. Việc dạy cách sử dụng dấu câu ở lớp 4, lớp 5 được thực hiện qua các ví dụ, bài tập cụ thể, từ đó học sinh có khả năng nhận biết và từng bước biết sử dụng thành thạo dấu câu phù hợp với ngữ nghĩa, ngữ cảnh. Các bài tập này đóng vai trò quyết định đến hiệu quả giờ dạy. Vì vậy tôi đã xây dựng hệ thống bài tập sử dụng dấu câu nhằm “Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 4 - 5” trong Luyện từ và câu .
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng:
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy một thực tế rằng khi viết đoạn văn, bài văn các em thường mắc nhiều lỗi trong đó nhiều nhất là lỗi về sử dụng dấu câu. Có thể liệt kê một số lỗi như sau:
- Lỗi không sử dụng dấu câu: Có những bài tập làm văn từ đầu đến cuối không hề dùng đến một dấu câu nào.
- Lỗi dùng sai dấu câu: Nhiều học sinh khi viết cuối câu kể không dùng dấu chấm (.); cuối câu hỏi không dùng dấu chấm hỏi(?); không dùng dấu phẩy(,) để ngăn cách các ý trong câu; khi dẫn lời nói của nhân vật hay câu văn, câu thơ chưa biết sử dụng dấu ngoặc kép (“ ”), dấu hai chấm (:), dấu gạch ngang (-)… Việc không sử dụng dấu câu gây khó khăn cho giao tiếp. Người đọc không thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung các em cần truyền đạt hoặc hiểu sai, thậm chí có những trường hợp không xác định được ý muốn diễn tả.
Có học sinh viết:
+ Các bạn nam áo bỏ trong quần các bạn nữ mặc váy.
+ Sáng nay tôi dậy hơi muộn tôi thấy cánh cửa hé mở tôi không hiểu chuyện gì tôi gọi Cún con ra sân tập thể dục nhưng chẳng thấy Cún con đâu tôi chạy đi tìm.
- Lỗi dùng sai vị trí dấu câu: Ví dụ khi viết chưa hết một ý đã dùng dấu chấm hoặc hết một ý diễn đạt cũng không dùng dấu chấm. Phổ biến nhất trong loại lỗi này là các câu được dùng dấu chấm tuỳ tiện khi chưa hết ý, cắt đôi câu ra một cách vô lý, có câu dài dòng.
Ví dụ: - Buổi sáng, trên cành cây, ngọn cỏ. Sương long lanh như những hạt ngọc.
- Chiếc cặp của em dài bằng ba gang tay. Màu hồng nhạt.
Nguyên nhân của những loại lỗi này là ở chỗ học sinh chưa nắm được tác dụng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung, dẫn đến không biết cách sử dụng chúng.
Để các em có kĩ năng dùng đúng dấu câu Tiếng Việt, trước hết tôi tổ chức cho các em chiếm lĩnh hệ thống kiến thức về dấu câu bằng cách đưa ra một số bài tập phù hợp có tính hệ thống.
II. Các biện pháp xây dựng bài tập
1. Kiến thức cần nhớ về dấu câu Tiếng Việt
Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau. Để học sinh sử dụng tốt các dấu câu, trước hết cần giúp các em hiểu được tác dụng của mỗi dấu câu Tiếng Việt.
1.1. Tác dụng của các dấu câu Tiếng Việt:
1.1.1. Dấu chấm (.) là dấu thường được dùng:
- Đặt cuối câu kể giới thiệu về người, vật, việc.
VD: Kéo co là phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
- Đặt cuối câu kể miêu tả đặc điểm.
VD: Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xoá.
- Đặt cuối câu kể nêu ý kiến, nhận xét.
VD: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
- Dấu chấm đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc một đoạn văn. Lúc này dấu chấm được gọi là dấu chấm xuống dòng.
1.1.2. Dấu chấm hỏi (?)
Dấu chấm hỏi thường được dùng:
- Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều chưa biết, chưa rõ muốn được trả lời.
VD: Anh có thể giữ bí mật được không?
- Đặt cuối câu khiến thể hiện yêu cầu, mong muốn một cách lịch sự.
VD: Bạn có thể cho mình mượn chiếc bút được không?
1.1.3. Dấu chấm cảm (!)
Dấu chấm cảm còn được gọi là dấu chấm than là dấu đặt cuối câu cảm hoặc câu cầu khiến để:
- Bộc lộ trạng thái cảm xúc.
VD: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp là sao!
- Biểu thị lời hô, lời gọi.
VD: Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi?
- Nêu đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo.
VD: Anh đừng diễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!
1.1.4. Dấu phẩy (,)
Dấu phẩy là dấu đặt ở giữa câu để:
- Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập.
VD: Trời hạn hán quá lâu, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần, chết mòn vì khát.
- Tách biệt trạng ngữ với nòng cốt câu.
VD: Tối hôm qua, trước khi ngủ, Thơ nghe thấy cô Trăng thì thầm với Thơ như thế.
- Tách biệt thành phần chú thích.
VD: Hùng, bạn tôi, là một người yêu thơ.
- Tách biệt phần chuyển tiếp.
VD: Cứ thế, khoai và dâu phủ đầy màu xanh trên cát trắng.
- Tách biệt phần hô ngữ.
VD: Lan ơi, đi học đi !
1.1.5. Dấu chấm phẩy (;)
Dấu chấm phẩy được đặt giữa câu để:
- Phân cách các bộ phận ngữ pháp đẳng lập (khi trong câu đã có bộ phận nào đó dùng dấu phẩy).
VD: Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi vung đội bông mà cười, trắng loá.
- Phân cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa.
VD: Con đường dốc dần lên; ánh sáng đã hửng mờ mờ; rồi ánh sáng loé lên.
1.1.6. Dấu hai chấm (:)
Dấu hai chấm được đặt ở giữa câu để báo hiệu bộ phận đứng sau là:
- Lời nói của một nhân vật (thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang).
VD: Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
- Lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
VD: Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên nhìn lên: hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy!
- Là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết.
VD: Truyện dân gian gồm có:
+ Truyện cổ tích
+ Truyền thuyết
+ Truyện thần thoại …
1.1.7. Dấu ngoặc kép (''…")
Dấu ngoặc kép có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu và dùng để:
- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó (thường kết hợp với dấu hai chấm khi dẫn lời nói là một câu trọn vẹn).
VD: Vua Hùng đẹp lòng khen ngợi các con. Vua hỏi: “Còn nàng út đâu?”
- Đánh dấu những từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
VD: Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.
- Đánh dấu tên gọi của một tác phẩm.
VD: Trích "Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài.
1.1.8. Dấu gạch ngang (-)
Dấu gạch ngang có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu dùng để:
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.
VD: Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:
- Anh Lê có yêu nước không?
Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:
- Có chứ!
- Đánh dấu phần chú thích trong câu.
VD: Bích Vân - lớp trưởng lớp 4A - là một cây văn nghệ của trường.
- Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
VD: Nhiệm vụ của chúng ta là:
- Học tập tốt.
- Lao động tốt.
- Dùng để đặt giữa các con số, tên riêng chỉ sự liên kết.
VD: - Tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm học 2011 - 2012
1.1.9. Dấu ngoặc đơn ( )
Dấu ngoặc đơn có thể đặt nhiều vị trí khác nhau trong câu dùng để:
- Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn.
VD: Không có gì quý hơn độc lập tự do.
(Hồ Chí Minh)
- Chỉ ra lời giải thích.
VD: Bác Hồ sinh ra ở xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An).
1.1.10. Dấu chấm lửng (…)
Dấu chấm lửng còn gọi là dấu ba chấm đặt ở những vị trí khác nhau trong câu kể:
- Thay cho những lời không tiện nói ra, hoặc không tiện trích dẫn.
VD: - U nó cứ yên lòng. Thế nào sáng mai tôi cũng về. Nếu tôi không ra tay, rồi quân cướp cứ nhúng nhiễu mãi, vùng này làm ăn gì được!
- Đành vậy, nhưng nhỡ ra …
(Nguyễn Công Hoan)
- Biểu thị sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không nói thành lời.
VD: Mẹ ơi, con đau … đau … đau quá !
2. Xây dựng bài tập luyện cách dùng dấu câu:
2.1. Các yêu cầu khi xây dựng bài tập dạy dấu câu.
+ Xõy dựng bài tập đảm bảo tớnh khoa học:
Bài tập phải chỉ rừ được vai trũ, vị trớ của kiến thức trong từng bài học cụ thể, phự hợp với mục đích, yêu cầu của bài học. Tức là chỳng ta phải xác định được việc xõy dựng bài tập này để dạy dấu cõu gỡ? Dựng cho bài nào? Bài tập phải đảm bảo tớnh khoa học.
+ Đảm bảo tớnh hệ thống:
Bài tập phải đảm bảo tớnh hệ thống; phải được xõy dựng từ dễ đến khú, từ đơn giản đến phức tạp để phự hợp với kiến thức của từng bài.
+ Đảm bảo tớnh vừa sức
Việc xõy dựng bài tập phải tính đến trỡnh độ nhận thức của học sinh; phải vừa sức đối với học sinh, như thế mới làm cho cỏc em cú hứng thỳ học tập.
+ Đảm bảo tớnh khả thi
Bài tập phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho đa số học sinh cú thể tham gia giải quyết. Mặt khỏc, nội dung và hỡnh thức của bài tập phải đa dạng, phong phú thể hiện yờu cầu đổi mới về phương pháp dạy học.
Nắm vững cỏc yờu cầu này khi xõy dựng bài tập, chỳng ta sẽ có được những bài tập đa dạng, sinh động giúp học sinh nắm vững kiến thức và diễn đạt lời nói rõ ràng, trong sáng.
2.2. Đề xuất bổ sung cỏc bài tập
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin đưa ra cách xây dựng hệ thống bài tập cho 2 dạng bài dạy về dấu câu: Dấu phẩy, Dấu chấm.
Sau khi học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản về dấu câu Tiếng Việt, để củng cố, kiểm tra kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu tôi đã cho học sinh thực hành qua hệ thống bài tập sau:
Dạng 1: Bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy
Bài 1: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau. Vì sao em lại điền như vậy? (Dạng bài này giúp học sinh nắm vững tác dụng của dấu phẩy).
a) - Nam Bắc Thành là ba bạn học giỏi nhất lớp.
- Căn phòng này sạch sẽ mát mẻ.
b) - Lúc ấy trời đã về chiều.
- Mẹ ơi nhà mình có khách.
c) - Trăng đã lên cao biển khuya lành lạnh.
- Gió thổi ào ào cây cối nghiêng ngả bụi cuốn mù mịt và một trận mưa ập tới.
Ta có thể đặt dấu phẩy ở các câu trên như sau:
a) - Nam, Bắc, Thành là ba bạn học giỏi nhất lớp.
(Tách các bộ phận cùng giữ chức vụ chủ ngữ trong câu)
- Căn phòng này sạch sẽ, mát mẻ.
(Tách các bộ phận cùng giữ chức vụ vị ngữ trong câu)
b) - Lúc ấy, trời đã về chiều.
(Tách trạng ngữ với thành phần chính trong câu)
- Mẹ ơi, nhà mình có khách.
(Tách hô ngữ với thành phần chính trong câu)
c) Trăng đã lên cao, biển khuya lành lạnh.
(Tách hai vế câu ghép)
- Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả, bụi cuốn mù mịt và một trận mưa ập tới. (Tách các vế câu ghép với nhau)
Bài 2: Tìm dấu phẩy dùng sai trong đoạn trích sau. Chép lại đoạn văn sau khi đã sửa các lỗi về dấu phẩy.
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới, đều cắp sách tới trường. Những học sinh ấy, hối hả bước trên các nẻo đường, ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt, hay trong tuyết rơi.
(Theo A-mi-xi)
GV đặt câu hỏi gợi ý các em:
Dấu phẩy đó có tác dụng gì? Đặt đã hợp lí chưa?
(Ta bỏ các dấu phẩy sai viết lại như sau.)
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi.
(Theo A-mi-xi)
Bài 3: Viết một đoạn văn tả hoặc kể về một người (một vật, một việc) mà em muốn nói. Trong đoạn văn có sử dụng dấu phẩy với các tác dụng sau:
Một dấu phẩy để tách trạng ngữ với thành phần chính trong câu.
Một dấu phẩy hai tách chủ ngữ với chủ ngữ.
Một dấu phẩy dùng để tách hai vế câu ghép với nhau.
(Dạng bài này giúp học sinh sử dụng thành thạo dấu phẩy khi viết đoạn văn, bài văn).
Dạng 2: Bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm
Bài 1: Em đặt dấu chấm vào cuối câu nào trong các câu sau đây:
a) Mẹ ơi chiều nay có đi chơi công viên không
b) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông
c) Lan ơi, đi học đi
Bài 2: Hãy đặt một câu kể, một câu hỏi, một câu cảm và dùng những dấu câu thích hợp.
Bài 3: Khôi phục dấu chấm ở vị trí thích hợp trong đoạn văn sau rồi chép lại cho đúng.
Biển rất đẹp buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển mặt biển sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Khôi phục đoạn văn sau khi đã đặt dấu chấm như sau:
Biển rất đẹp. Buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Dạng 3: Bài tập tổng hợp
Khi viết, trong một đoạn văn, bài văn thường phải sử dụng nhiều dấu câu cho nên không chỉ dạy từng dấu câu riêng lẻ mà cần rèn cho các em kĩ năng vận dụng linh hoạt. Vì thế, tôi xây dựng dạng bài tập tổng hợp nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu để bài viết của mình được hay hơn
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy một thực tế rằng khi viết đoạn văn, bài văn các em thường mắc nhiều lỗi trong đó nhiều nhất là lỗi về sử dụng dấu câu. Có thể liệt kê một số lỗi như sau:
- Lỗi không sử dụng dấu câu: Có những bài tập làm văn từ đầu đến cuối không hề dùng đến một dấu câu nào.
- Lỗi dùng sai dấu câu: Nhiều học sinh khi viết cuối câu kể không dùng dấu chấm (.); cuối câu hỏi không dùng dấu chấm hỏi(?); không dùng dấu phẩy(,) để ngăn cách các ý trong câu; khi dẫn lời nói của nhân vật hay câu văn, câu thơ chưa biết sử dụng dấu ngoặc kép (“ ”), dấu hai chấm (:), dấu gạch ngang (-)… Việc không sử dụng dấu câu gây khó khăn cho giao tiếp. Người đọc không thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung các em cần truyền đạt hoặc hiểu sai, thậm chí có những trường hợp không xác định được ý muốn diễn tả.
Có học sinh viết:
+ Các bạn nam áo bỏ trong quần các bạn nữ mặc váy.
+ Sáng nay tôi dậy hơi muộn tôi thấy cánh cửa hé mở tôi không hiểu chuyện gì tôi gọi Cún con ra sân tập thể dục nhưng chẳng thấy Cún con đâu tôi chạy đi tìm.
- Lỗi dùng sai vị trí dấu câu: Ví dụ khi viết chưa hết một ý đã dùng dấu chấm hoặc hết một ý diễn đạt cũng không dùng dấu chấm. Phổ biến nhất trong loại lỗi này là các câu được dùng dấu chấm tuỳ tiện khi chưa hết ý, cắt đôi câu ra một cách vô lý, có câu dài dòng.
Ví dụ: - Buổi sáng, trên cành cây, ngọn cỏ. Sương long lanh như những hạt ngọc.
- Chiếc cặp của em dài bằng ba gang tay. Màu hồng nhạt.
Nguyên nhân của những loại lỗi này là ở chỗ học sinh chưa nắm được tác dụng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung, dẫn đến không biết cách sử dụng chúng.
Để các em có kĩ năng dùng đúng dấu câu Tiếng Việt, trước hết tôi tổ chức cho các em chiếm lĩnh hệ thống kiến thức về dấu câu bằng cách đưa ra một số bài tập phù hợp có tính hệ thống.
II. Các biện pháp xây dựng bài tập
1. Kiến thức cần nhớ về dấu câu Tiếng Việt
Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau. Để học sinh sử dụng tốt các dấu câu, trước hết cần giúp các em hiểu được tác dụng của mỗi dấu câu Tiếng Việt.
1.1. Tác dụng của các dấu câu Tiếng Việt:
1.1.1. Dấu chấm (.) là dấu thường được dùng:
- Đặt cuối câu kể giới thiệu về người, vật, việc.
VD: Kéo co là phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
- Đặt cuối câu kể miêu tả đặc điểm.
VD: Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xoá.
- Đặt cuối câu kể nêu ý kiến, nhận xét.
VD: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
- Dấu chấm đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc một đoạn văn. Lúc này dấu chấm được gọi là dấu chấm xuống dòng.
1.1.2. Dấu chấm hỏi (?)
Dấu chấm hỏi thường được dùng:
- Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều chưa biết, chưa rõ muốn được trả lời.
VD: Anh có thể giữ bí mật được không?
- Đặt cuối câu khiến thể hiện yêu cầu, mong muốn một cách lịch sự.
VD: Bạn có thể cho mình mượn chiếc bút được không?
1.1.3. Dấu chấm cảm (!)
Dấu chấm cảm còn được gọi là dấu chấm than là dấu đặt cuối câu cảm hoặc câu cầu khiến để:
- Bộc lộ trạng thái cảm xúc.
VD: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp là sao!
- Biểu thị lời hô, lời gọi.
VD: Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi?
- Nêu đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo.
VD: Anh đừng diễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!
1.1.4. Dấu phẩy (,)
Dấu phẩy là dấu đặt ở giữa câu để:
- Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập.
VD: Trời hạn hán quá lâu, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần, chết mòn vì khát.
- Tách biệt trạng ngữ với nòng cốt câu.
VD: Tối hôm qua, trước khi ngủ, Thơ nghe thấy cô Trăng thì thầm với Thơ như thế.
- Tách biệt thành phần chú thích.
VD: Hùng, bạn tôi, là một người yêu thơ.
- Tách biệt phần chuyển tiếp.
VD: Cứ thế, khoai và dâu phủ đầy màu xanh trên cát trắng.
- Tách biệt phần hô ngữ.
VD: Lan ơi, đi học đi !
1.1.5. Dấu chấm phẩy (;)
Dấu chấm phẩy được đặt giữa câu để:
- Phân cách các bộ phận ngữ pháp đẳng lập (khi trong câu đã có bộ phận nào đó dùng dấu phẩy).
VD: Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi vung đội bông mà cười, trắng loá.
- Phân cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa.
VD: Con đường dốc dần lên; ánh sáng đã hửng mờ mờ; rồi ánh sáng loé lên.
1.1.6. Dấu hai chấm (:)
Dấu hai chấm được đặt ở giữa câu để báo hiệu bộ phận đứng sau là:
- Lời nói của một nhân vật (thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang).
VD: Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
- Lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
VD: Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên nhìn lên: hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy!
- Là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết.
VD: Truyện dân gian gồm có:
+ Truyện cổ tích
+ Truyền thuyết
+ Truyện thần thoại …
1.1.7. Dấu ngoặc kép (''…")
Dấu ngoặc kép có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu và dùng để:
- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó (thường kết hợp với dấu hai chấm khi dẫn lời nói là một câu trọn vẹn).
VD: Vua Hùng đẹp lòng khen ngợi các con. Vua hỏi: “Còn nàng út đâu?”
- Đánh dấu những từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
VD: Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.
- Đánh dấu tên gọi của một tác phẩm.
VD: Trích "Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài.
1.1.8. Dấu gạch ngang (-)
Dấu gạch ngang có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu dùng để:
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.
VD: Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:
- Anh Lê có yêu nước không?
Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:
- Có chứ!
- Đánh dấu phần chú thích trong câu.
VD: Bích Vân - lớp trưởng lớp 4A - là một cây văn nghệ của trường.
- Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
VD: Nhiệm vụ của chúng ta là:
- Học tập tốt.
- Lao động tốt.
- Dùng để đặt giữa các con số, tên riêng chỉ sự liên kết.
VD: - Tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm học 2011 - 2012
1.1.9. Dấu ngoặc đơn ( )
Dấu ngoặc đơn có thể đặt nhiều vị trí khác nhau trong câu dùng để:
- Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn.
VD: Không có gì quý hơn độc lập tự do.
(Hồ Chí Minh)
- Chỉ ra lời giải thích.
VD: Bác Hồ sinh ra ở xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An).
1.1.10. Dấu chấm lửng (…)
Dấu chấm lửng còn gọi là dấu ba chấm đặt ở những vị trí khác nhau trong câu kể:
- Thay cho những lời không tiện nói ra, hoặc không tiện trích dẫn.
VD: - U nó cứ yên lòng. Thế nào sáng mai tôi cũng về. Nếu tôi không ra tay, rồi quân cướp cứ nhúng nhiễu mãi, vùng này làm ăn gì được!
- Đành vậy, nhưng nhỡ ra …
(Nguyễn Công Hoan)
- Biểu thị sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không nói thành lời.
VD: Mẹ ơi, con đau … đau … đau quá !
2. Xây dựng bài tập luyện cách dùng dấu câu:
2.1. Các yêu cầu khi xây dựng bài tập dạy dấu câu.
+ Xõy dựng bài tập đảm bảo tớnh khoa học:
Bài tập phải chỉ rừ được vai trũ, vị trớ của kiến thức trong từng bài học cụ thể, phự hợp với mục đích, yêu cầu của bài học. Tức là chỳng ta phải xác định được việc xõy dựng bài tập này để dạy dấu cõu gỡ? Dựng cho bài nào? Bài tập phải đảm bảo tớnh khoa học.
+ Đảm bảo tớnh hệ thống:
Bài tập phải đảm bảo tớnh hệ thống; phải được xõy dựng từ dễ đến khú, từ đơn giản đến phức tạp để phự hợp với kiến thức của từng bài.
+ Đảm bảo tớnh vừa sức
Việc xõy dựng bài tập phải tính đến trỡnh độ nhận thức của học sinh; phải vừa sức đối với học sinh, như thế mới làm cho cỏc em cú hứng thỳ học tập.
+ Đảm bảo tớnh khả thi
Bài tập phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho đa số học sinh cú thể tham gia giải quyết. Mặt khỏc, nội dung và hỡnh thức của bài tập phải đa dạng, phong phú thể hiện yờu cầu đổi mới về phương pháp dạy học.
Nắm vững cỏc yờu cầu này khi xõy dựng bài tập, chỳng ta sẽ có được những bài tập đa dạng, sinh động giúp học sinh nắm vững kiến thức và diễn đạt lời nói rõ ràng, trong sáng.
2.2. Đề xuất bổ sung cỏc bài tập
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin đưa ra cách xây dựng hệ thống bài tập cho 2 dạng bài dạy về dấu câu: Dấu phẩy, Dấu chấm.
Sau khi học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản về dấu câu Tiếng Việt, để củng cố, kiểm tra kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu tôi đã cho học sinh thực hành qua hệ thống bài tập sau:
Dạng 1: Bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy
Bài 1: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau. Vì sao em lại điền như vậy? (Dạng bài này giúp học sinh nắm vững tác dụng của dấu phẩy).
a) - Nam Bắc Thành là ba bạn học giỏi nhất lớp.
- Căn phòng này sạch sẽ mát mẻ.
b) - Lúc ấy trời đã về chiều.
- Mẹ ơi nhà mình có khách.
c) - Trăng đã lên cao biển khuya lành lạnh.
- Gió thổi ào ào cây cối nghiêng ngả bụi cuốn mù mịt và một trận mưa ập tới.
Ta có thể đặt dấu phẩy ở các câu trên như sau:
a) - Nam, Bắc, Thành là ba bạn học giỏi nhất lớp.
(Tách các bộ phận cùng giữ chức vụ chủ ngữ trong câu)
- Căn phòng này sạch sẽ, mát mẻ.
(Tách các bộ phận cùng giữ chức vụ vị ngữ trong câu)
b) - Lúc ấy, trời đã về chiều.
(Tách trạng ngữ với thành phần chính trong câu)
- Mẹ ơi, nhà mình có khách.
(Tách hô ngữ với thành phần chính trong câu)
c) Trăng đã lên cao, biển khuya lành lạnh.
(Tách hai vế câu ghép)
- Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả, bụi cuốn mù mịt và một trận mưa ập tới. (Tách các vế câu ghép với nhau)
Bài 2: Tìm dấu phẩy dùng sai trong đoạn trích sau. Chép lại đoạn văn sau khi đã sửa các lỗi về dấu phẩy.
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới, đều cắp sách tới trường. Những học sinh ấy, hối hả bước trên các nẻo đường, ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt, hay trong tuyết rơi.
(Theo A-mi-xi)
GV đặt câu hỏi gợi ý các em:
Dấu phẩy đó có tác dụng gì? Đặt đã hợp lí chưa?
(Ta bỏ các dấu phẩy sai viết lại như sau.)
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi.
(Theo A-mi-xi)
Bài 3: Viết một đoạn văn tả hoặc kể về một người (một vật, một việc) mà em muốn nói. Trong đoạn văn có sử dụng dấu phẩy với các tác dụng sau:
Một dấu phẩy để tách trạng ngữ với thành phần chính trong câu.
Một dấu phẩy hai tách chủ ngữ với chủ ngữ.
Một dấu phẩy dùng để tách hai vế câu ghép với nhau.
(Dạng bài này giúp học sinh sử dụng thành thạo dấu phẩy khi viết đoạn văn, bài văn).
Dạng 2: Bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm
Bài 1: Em đặt dấu chấm vào cuối câu nào trong các câu sau đây:
a) Mẹ ơi chiều nay có đi chơi công viên không
b) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông
c) Lan ơi, đi học đi
Bài 2: Hãy đặt một câu kể, một câu hỏi, một câu cảm và dùng những dấu câu thích hợp.
Bài 3: Khôi phục dấu chấm ở vị trí thích hợp trong đoạn văn sau rồi chép lại cho đúng.
Biển rất đẹp buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển mặt biển sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Khôi phục đoạn văn sau khi đã đặt dấu chấm như sau:
Biển rất đẹp. Buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Dạng 3: Bài tập tổng hợp
Khi viết, trong một đoạn văn, bài văn thường phải sử dụng nhiều dấu câu cho nên không chỉ dạy từng dấu câu riêng lẻ mà cần rèn cho các em kĩ năng vận dụng linh hoạt. Vì thế, tôi xây dựng dạng bài tập tổng hợp nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu để bài viết của mình được hay hơn
Bài1: Tìm dấu câu thích hợp để điền vào ô trống
Hồi ấy ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn là bác Lê. Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê: - Anh Lê có yêu nước không . |
- Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:
- Có chứ!
- Anh có thể giữ bí mật không
- Có
- Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và một số nước khác. Sau khi biết họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình thực ra cũng có điều mạo hiểm, nhỡ khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không
- Bác Lê sửng sốt
- Nhưng bạn ơi chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi
- Đây Tiền đây
- Bác Hồ vừa nói vừa giơ hai bàn tay ra và nói tiếp:
- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh đi cùng với tôi chứ
Bài 2: Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi thích hợp trong đoạn văn sau rồi chép lại cho đúng.
Đồng quê êm ả đồng quê yêu thương có bao nhiêu là tiếng nói tiếng gọi ta về sống lại một thời thơ ấu êm đềm dù cho ta ở một phương trời nào xa lắc rồi ta tự lắng nghe trong lòng ta những tiếng đồng quê thân thương ấy cứ cất lên vô hình trong sâu thẳm tim tôi… Ôi khúc nhạc muôn đời tim ta ơi có phải thế không
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn 5 -7 câu tả cảnh trường em giờ ra chơi.
III. Kết quả
Bằng cách làm như trên tôi thấy học sinh đã có kĩ năng sử dụng dấu tốt hơn. Cụ thể:
- Học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung và nắm chắc cách sử dụng chúng. Các em đã viết được câu văn rõ ràng, mạch lạc bài viết hay hơn, dễ hiểu hơn.
- Trong giao tiếp, học sinh nhanh chóng xác định đúng nội dung thông tin và diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình rõ ràng, chính xác hơn.
- Học sinh say mê hơn với môn Tiếng Việt.
- Có chứ!
- Anh có thể giữ bí mật không
- Có
- Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và một số nước khác. Sau khi biết họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình thực ra cũng có điều mạo hiểm, nhỡ khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không
- Bác Lê sửng sốt
- Nhưng bạn ơi chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi
- Đây Tiền đây
- Bác Hồ vừa nói vừa giơ hai bàn tay ra và nói tiếp:
- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh đi cùng với tôi chứ
Bài 2: Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi thích hợp trong đoạn văn sau rồi chép lại cho đúng.
Đồng quê êm ả đồng quê yêu thương có bao nhiêu là tiếng nói tiếng gọi ta về sống lại một thời thơ ấu êm đềm dù cho ta ở một phương trời nào xa lắc rồi ta tự lắng nghe trong lòng ta những tiếng đồng quê thân thương ấy cứ cất lên vô hình trong sâu thẳm tim tôi… Ôi khúc nhạc muôn đời tim ta ơi có phải thế không
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn 5 -7 câu tả cảnh trường em giờ ra chơi.
III. Kết quả
Bằng cách làm như trên tôi thấy học sinh đã có kĩ năng sử dụng dấu tốt hơn. Cụ thể:
- Học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung và nắm chắc cách sử dụng chúng. Các em đã viết được câu văn rõ ràng, mạch lạc bài viết hay hơn, dễ hiểu hơn.
- Trong giao tiếp, học sinh nhanh chóng xác định đúng nội dung thông tin và diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình rõ ràng, chính xác hơn.
- Học sinh say mê hơn với môn Tiếng Việt.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. Kết luận
Trong giao tiếp, dấu câu có vai trò rất lớn, việc nắm vững tác dụng, chức năng và quy tắc dùng dấu câu có thể giúp cho người viết diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác cũng như có thể giúp người đọc hiểu đầy đủ và chính xác tư tưởng, tình cảm của người viết.
Những năm gần đây, có nhiều giáo viên cố gắng trong việc dạy cho học sinh nói và viết đúng ngữ pháp Tiếng Việt. Song việc giảng dạy dấu câu chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Việc rèn kĩ năng sử dụng dấu câu Tiếng Việt cho học sinh tiểu học là rất quan trọng, nó góp phần vào việc rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh. Trong chương trình tiểu học, số tiết dạy về dấu câu còn ít, bài tập chưa nhiều nên cần thiết phải xây dựng bài tập để học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách vững chắc và vận dụng sáng tạo trong diễn đạt lời nói.
Qua thực tế giảng dạy, sưu tầm, tìm tòi học hỏi, bản thân tôi mạnh dạn ghi lại một số kinh nghiệm về việc Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 4, lớp 5. Hy vọng rằng, những kinh nghiệm nhỏ này sẽ trở thành tài liệu tham khảo đối với các đồng chí giáo viên trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Tuy nhiên, do khả năng của bản thân còn hạn chế nên khi trình bày kinh nghiệm không tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học các cấp.
II. Phạm vi, điều kiện áp dụng và hướng tiếp tục nghiên cứu
Việc xây dựng bài tập dạy dấu câu cho học sinh lớp 4, lớp 5 là vấn đề hết sức khó khăn. Vì thời gian có hạn và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên phần nghiên cứu có thể chưa sâu, tôi thiết nghĩ nếu chỉ nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này thì chưa đủ, vì thế trong tương lai, nếu có điều kiện, tôi sẽ nghiên cứu để hoàn thiện đề tài này hơn.
Cách xây dựng bài tập này có thể áp dụng cho các bài dạy về dấu câu và sử dụng thường xuyên trong các tiết luyện, tiết ôn tập.
III. Kiến nghị - đề xuất
* Đối với học sinh:
- Các em cần xác định được tầm quan trọng của dấu câu trong giao tiếp, có ý thức rèn kĩ năng sử dụng dấu câu và tham gia tích cực vào giải quyết bài tập.
* Đối với giáo viên:
- Phải kết hợp giữa việc dạy sử dụng dấu câu với việc kiểm tra, sửa chữa lỗi dấu câu cho các em thường xuyên trong từng tiết học, môn học của quá trình dạy học.
- Giáo viên cần đầu tư thời gian hơn cho việc nghiờn cứu và xây dựng hệ thống bài tập luyện tập phong phú, đa dạng để tạo được hứng thú, say mê trong việc học của các em. Tổ chức luyện tập cỏc bài tập theo quy trỡnh để dạy học đạt hiệu quả.
- Đặc biệt phải có lòng say mê với nghề, luôn đặt học sinh là trung tâm, động viên gần gũi học sinh, kịp thời giúp đỡ khi học sinh khi các em gặp khó khăn.
* Đối với nhà trường và các cấp quản lý:
- Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
Trong giao tiếp, dấu câu có vai trò rất lớn, việc nắm vững tác dụng, chức năng và quy tắc dùng dấu câu có thể giúp cho người viết diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác cũng như có thể giúp người đọc hiểu đầy đủ và chính xác tư tưởng, tình cảm của người viết.
Những năm gần đây, có nhiều giáo viên cố gắng trong việc dạy cho học sinh nói và viết đúng ngữ pháp Tiếng Việt. Song việc giảng dạy dấu câu chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Việc rèn kĩ năng sử dụng dấu câu Tiếng Việt cho học sinh tiểu học là rất quan trọng, nó góp phần vào việc rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh. Trong chương trình tiểu học, số tiết dạy về dấu câu còn ít, bài tập chưa nhiều nên cần thiết phải xây dựng bài tập để học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách vững chắc và vận dụng sáng tạo trong diễn đạt lời nói.
Qua thực tế giảng dạy, sưu tầm, tìm tòi học hỏi, bản thân tôi mạnh dạn ghi lại một số kinh nghiệm về việc Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 4, lớp 5. Hy vọng rằng, những kinh nghiệm nhỏ này sẽ trở thành tài liệu tham khảo đối với các đồng chí giáo viên trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Tuy nhiên, do khả năng của bản thân còn hạn chế nên khi trình bày kinh nghiệm không tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học các cấp.
II. Phạm vi, điều kiện áp dụng và hướng tiếp tục nghiên cứu
Việc xây dựng bài tập dạy dấu câu cho học sinh lớp 4, lớp 5 là vấn đề hết sức khó khăn. Vì thời gian có hạn và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên phần nghiên cứu có thể chưa sâu, tôi thiết nghĩ nếu chỉ nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này thì chưa đủ, vì thế trong tương lai, nếu có điều kiện, tôi sẽ nghiên cứu để hoàn thiện đề tài này hơn.
Cách xây dựng bài tập này có thể áp dụng cho các bài dạy về dấu câu và sử dụng thường xuyên trong các tiết luyện, tiết ôn tập.
III. Kiến nghị - đề xuất
* Đối với học sinh:
- Các em cần xác định được tầm quan trọng của dấu câu trong giao tiếp, có ý thức rèn kĩ năng sử dụng dấu câu và tham gia tích cực vào giải quyết bài tập.
* Đối với giáo viên:
- Phải kết hợp giữa việc dạy sử dụng dấu câu với việc kiểm tra, sửa chữa lỗi dấu câu cho các em thường xuyên trong từng tiết học, môn học của quá trình dạy học.
- Giáo viên cần đầu tư thời gian hơn cho việc nghiờn cứu và xây dựng hệ thống bài tập luyện tập phong phú, đa dạng để tạo được hứng thú, say mê trong việc học của các em. Tổ chức luyện tập cỏc bài tập theo quy trỡnh để dạy học đạt hiệu quả.
- Đặc biệt phải có lòng say mê với nghề, luôn đặt học sinh là trung tâm, động viên gần gũi học sinh, kịp thời giúp đỡ khi học sinh khi các em gặp khó khăn.
* Đối với nhà trường và các cấp quản lý:
- Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
- Quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 10 tháng 11 năm 2015