Một số luật chính tả giáo viên dạy Tiếng Việt 1 CGD cần nắm chắc và vận dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy

Thứ ba - 05/04/2016 21:57

Một số luật chính tả giáo viên dạy Tiếng Việt 1 CGD cần nắm chắc và vận dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy

Một số luật chính tả giáo viên dạy Tiếng Việt 1 CGD cần nắm chắc và vận dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy.

·                                
1. Luật viết hoa
a. Tiếng đầu câu:Tiếng đầu câu phải viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đó.
b. Tên riêng
b1. Tên riêng Tiếng Việt
- Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Vạn Xuân, Việt Nam.
- Tên riêng chỉ có một tiếng thì viết hoa chữ cái đầu của  tiếng đó. Ví dụ: sông Hương, núi Ngự.
b2. Tên riêng tiếng nước ngoài
Chỉ viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất ở mỗi từ, giữa các tiếng trong mỗi từ phải có gạch nối. Ví dụ: Cam-pu-chia, Xinh-ga-po, Ô - nô - rê  đờ  Ban - dắc
2. Luật ghi tiếng nước ngoài
- Nghe thế nào viết thế ấy (như Tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ) phải có gạch nối.
Ví dụ: Pa-nô, pi-a-nô
3. Luật ghi một số thành tố
a. Ghi dấu thanh
- Viết dấu thanh ở âm chính của vần. Ví dụ: bà, bá, loá, quỳnh, bào, mùi…
- Tiếng có nguyên âm đôi:
+ Không có âm cuối: mía
+ có âm cuối: buồn
b. Ghi một số âm đầu      
b1. Luật e, ê, i (k, gh, ngh)
b2. Luật ghi âm /c/  trước âm đệm phải viết bằng chữ “q” ví dụ :  qua, quan, quanh, quang,....
b3. Luật ghi chữ  “ gì” ở đây có hai chữ i đi liền nhau. Khi viết phải bỏ i của chữ gi, thành gì.
c. Ghi một số âm chính
c1. Quy tắc chính tả khi viết âm i
- Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y (y dài)
+ Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm)
+ Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá)
- Tiếng có âm đầu và âm i thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều được. Nhưng hiện nay quy định chung viết là i: thi sĩ.
- Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): Huy
c2. Cách ghi nguyên âm đôi.
-         /ia/:
+ không có âm cuối nguyên âm đôi /iê/ viết là “ia’’ ví dụ:  mía, chia, tía, thìa,..
+ có âm cuối nguyên âm đôi /iê/ viết là “iê” ví dụ : biển, chiến, tiến, liên, biên, chiến,...
+ có âm đệm, không có âm cuối nguyên âm đôi /iê/ viết là “ya” ví dụ: khuya, tuya, ...
+ có âm đệm, có âm cuối hoặc không có âm đầu nguyên âm đôi /iê/ viết là “yê” ví dụ: tuyên, yến, …
-         /uô/:
+ không có âm cuối cuối nguyên âm đôi /uô/ viết là “ua” ví dụ:  múa, lúa, cua, của,...
+ có âm cuối cuối nguyên âm đôi /uô/ viết là “uô” ví dụ:  muốn, chuồn, tuốt, chuột,...
-         /ươ/:
+ không có âm cuối cuối nguyên âm đôi /ươ/ viết là “ưa” ví dụ:  mưa, chưa, thưa, xửa, ...
+ có âm cuối cuối nguyên âm đôi /ươ/ viết là “ươ” ví dụ:  được, lược, bước, thước, phước, ...
d. Âm cuối và thanh điệu
- Các tiếng có âm cuối là m, n, ng, nh, o, u, i, y có thể kết hợp với 6 thanh điệu.
- Các tiếng có âm cuối là p, t, c, ch chỉ kết hợp với 2 thanh điệu: sắc, nặng.

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập69
  • Hôm nay809
  • Tháng hiện tại17,707
  • Tổng lượt truy cập2,036,851
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây