Để trở thành giáo viên Tiểu học giỏi

Thứ hai - 25/09/2017 21:30
Bậc Tiểu học đứng về kiến thức khoa học thì không nhiều nhưng rất khó thành công điều này đòi hỏi ở người thầy phải có kiến thức sư phạm thật cao. Công tác chủ nhiệm của người thầy ở đây đòi hỏi hết sức khắc khe so với các bậc học khác.
Nghề dạy học ở Tiểu học có đặc điểm giống như các bậc khác, nhưng có đặc thù riêng về mặt sư phạm mà người làm nghề dạy học khác không cần hoặc không có được. Chính vì vậy giáo viên Tiểu học cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng sư phạm, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học thật tốt.
Phải trang bị cho mình phương pháp dạy học và thói quen làm việc khoa học ở mỗi môn học, mỗi bài học để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy.
Cần xác định được mục tiêu của bài. Đặc biệt cần dành tâm sức trí tuệ và thời gian cho việc dạy học.
Việc thiết kế bài dạy phải căn cứ vào mục tiêu dạy học, đặc điểm của học sinh, tính chất của môn học, điều kiện vật chất có thể sử dụng được trong quá trình dạy học.
Trước khi nên lớp người giáo viên cần phải xác định được:
1/ Dạy cái gì ? (Xác định nội dung dạy học)
2/ Sau khi học xong học sinh cần biết hoặc biết làm cái gì ?(Xác định mục tiêu)
3/ Kiến thức thực sự của học sinh hiện nay như thế nào.
4/ Học sinh thực sự đã biết gì? (Đánh giá những điều học sinh đã biết trước khi học và sau khi học)
5/ Dạy bài học đó như thế nào? (Lựa chọn phương pháp và kỹ năng dạy học)
6/ Giáo viên cần hiểu biết về những đặc điểm của học sinh, lứa tuổi , thói quen trình độ học sinh, trẻ bị tật, trẻ có gia đình khó khăn.
7/ Cần chú ý đến cách mở đầu bài học sao cho hứng thú trong học tập với học sinh và cách kết thúc bài học để gây ấn tượng cho học sinh. Nhất là đảm bảo tính đa dạng và hài hòa của các phương pháp dạy học được áp dụng, điều này đặc biệt quan trọng với học sinh Tiểu học.
- Để việc dạy học đạt kết quả tốt thì ngoài việc thiết kế bài dạy tốt còn một việc quan trọng nữa là hướng dẫn học sinh thi công bài học đó.
Như vậy mỗi giáo viên ngoài việc phải trang bị những kiến thức sư phạm còn phải sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học ( Hướng dẫn vào trọng tâm ) trên cơ sở kế thừa phát huy những phương pháp cũ tích cực.
Việc kiểm ra đánh giá kết quả học tập cũng là khâu hết sức quan trọng phải được làm thường xuyên, liên tục để giáo viên nắm bắt được thông tin ngược từ phía học sinh từ đó điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp và có hiệu quả.
Khi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em cần coi trọng động viên, khuyến khích sự tiết bộ của học sinh tránh để lại dấu ấn tiêu cực chán nản trong tâm trí học sinh.
Muốn làm tốt được những việc trên để công tác dạy học đạt kết quả cao bản thân người giáo viên phải luôn tự giác tích cực học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ cho mình. Việc học tập có thể qua nhiều kênh thông tin, qua bồi dưỡng thường xuyên , qua bạn bè đồng nghiệp, sách báo.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hồng Thắm

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập38
  • Hôm nay1,114
  • Tháng hiện tại18,012
  • Tổng lượt truy cập2,037,156
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây