Cách phòng chống đuối nước

Thứ bảy - 17/06/2017 07:10

Ở Việt Nam, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em cao nhất, chiếm trên 50% số trẻ em tử vong vì tai nạn thương tích. Theo kết quả giám sát của Bộ Y tế, trong 6 năm 2005 – 2010, mỗi năm có trung bình 3500 trẻ em và trẻ em vị thành niên (0-18 tuổi) tử vong do đuối nước.

          Ngày 19/5/2015 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm 4 bạn nhỏ từ 8 – 14 tuổi tử vong tại mương nhỏ. Trong đó có 2 bạn là 2 chị em ruột trong cùng 1 gia đình. Và còn rất nhiều trường hợp các bạn nhỏ khác bị chết đuối rất thương tâm.

          Ngày 25/4/2012, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên nhi đồng Quốc hội cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội  và Unicef đã tổ chức hội nghị phát động và ký cam kết về phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012 – 2015. Vậy thế nào là đuối nước, nguyên nhân gây đuối nước và cách phòng chống đuối nước nhé.

1. Đuối nước là gì?

  Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan, đặc biệt là não bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp. Một người đã ngưng thở chỉ sống thêm được khoảng 5 phút. Vì vậy, để cứu nạn nhân ngạt nước, bạn phải hành động thật nhanh, bằng mọi cách hà hơi thổi ngạt ngay khi vừa đưa đầu người bị nạn lên khỏi mặt nước, trước khi đưa vào bờ. Nếu chậm trể hơn 5 phút thì việc hồi sức không hiệu quả, nếu cứu được thì khả năng di chứng não không hồi phục rất cao.

2. Nguyên nhân:

Vì sao tình trạng đuối nước ở trẻ em ngày càng cao, đặc biệt là vào mùa hè?

-  Một nguyên nhân khá cao dẫn đến tai nạn đuối nước là do các em tắm sông, tắm biển. Vì mải chơi, chủ quan, háo thắng và bất cẩn nên các em đã không lường trước được tai nạn đang rình rập mình, dẫn tới chuyện đáng tiếc xảy ra.

-  Còn một nguyên nhân nữa gây đuối nước đó là do các em vô ý đã ngã xuống vùng nước sâu, ngã xuống ao hồ, sông suối chỉ vì muốn hái bông sen, bắt chuồn chuồn,.... và không có người đến cứu.

-  Bên cạnh đó, tai nạn do chìm xuồng, chìm đò mà trẻ đi xuồng đò lại không được trang bị áo phao,.. cũng đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Ngay cả những người đã biết bơi cũng có thể bị ngạt nước do kiệt sức, động kinh,...

3. Xử trí :

- Việc đầu tiên là đưa ngay nạn nhân lên khỏi mặt nước để tiến hành cấp cứu nhanh chóng.

-  Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập (trường hợp hiếm) thì đặt nằm đầu thấp cho nước thoát ra, lấy khăn mặt bọc ngón tay, móc đờm dãi trong miệng, thay quần áo, ủ ấm, xoa nóng người.

- Trường hợp tim còn đập, hô hấp đã ngừng thì dốc ngược nạn nhân (vác lên vai, đầu dốc xuống) để cho nước trong đường hô hấp thoát ra, sau đó đặt nằm nghiêng, móc đờm dãi, thổi ngạt trực tiếp, ấn tim ngoài lồng ngực. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để khôi phục sự trao đổi khí. Khi thổi ngạt phải thay quần áo ướt ra vì nó làm trở ngại tuần hoàn; đồng thời lau khô người nạn nhân, ủ ấm, xoa bóp thân thể, các chi theo hướng về tim.

4. Biện pháp phòng chống:

- Các em HS không được tự ý đi tắm sông, tắm hồ, tắm biển khi không có người lớn đi kèm.

-  Không chơi gần ao, hồ, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh bị ngã, rơi xuống hố.

-  Ở các bến sông nơi có trẻ nhỏ đi qua bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc người lớn đi kèm.

-  Bể nước, cống rãnh, miệng giếng phải có nắp đậy; đặt các biển báo nguy hiểm tại các bãi biển, bãi tắm.

-  Các em học sinh nên đi học bơi trong kì nghỉ hè để có thêm các kĩ năng về bơi lội  và phòng tránh được đuối nước. 

Tác giả bài viết: Mai Thi Hoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập49
  • Hôm nay1,230
  • Tháng hiện tại18,128
  • Tổng lượt truy cập2,037,272
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây