1. Danh từ:
- Là từ loại dùng để chỉ sự vật, hiện tượng. Có 2 loại danh từ: danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.
+ Danh từ cụ thể: sông, núi, ruộng, đồng, trên dưới, trước sau,… SGK4: gom lại là người, vật, hiện tượng
+ Danh từ trừu tượng: lí tưởng, tinh thần, đạo đức,… (giảm tải)
- Danh từ kết hợp được với các từ chỉ lượng như: những, mỗi, toàn bộ, tất cả,… và các từ chỉ định như: này, nọ, kia,…cùng các số từ như: hai, ba, vài,…
- Danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ, trạng ngữ trong câu
VD: Tất cả học sinh lớp 5A/ đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
VD: những quyển sách này, tất cả học sinh lớp 5A, mỗi bông hoa ấy,…
- Để xác định danh từ, ta sử dụng công thức sau: “nhiều X lắm”, trong đóX là danh từ.
VD: nhiều hoa lắm, nhiều áo quần lắm, nhiều cây lắm,…
2. Động từ:
- Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái hay quá trình của sự vật, hiện tượng.
+ Động từ chỉ hoạt động: ăn, uống, chạy, đi, nghiên cứu, tìm hiểu,…
+ Động từ chỉ trạng thái: thức, ngủ, sống, chết, vui, buồn,…
+ Động từ chỉ quá trình: chảy, mọc, gãy, bắt đầu, kết thúc,…
- Động từ kết hợp được với các từ đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ,…
VD: đang làm, đừng đi, chớ nghe, …
- Động từ thường giữ chức vụ vị ngữ, trong câu, nhưng một số trường hợp động từ giữ chức vụ chủ ngữ, trạng ngữ trong câu.
VD1: Cô giáo đang giảng bài.(động từ “Giảng” giữ chức vụ vị ngữ trong câu)
VD2: Học quả là khó khăn, gian khổ. (động từ “học” giữ chức vụ chủ ngữ trong câu)
VD3: Khi đã bình tĩnh lại, chị mới nhìn khắp mấy gian nhà.(động từ “bình tĩnh” giữ chức vụ trạng ngữ; động từ “nhìn” giữ chức vụ vị ngữ trong câu.)
3. Tính từ:
- Là những từ chỉ ý nghĩa đặc trưng, tính chất, màu sắc của sự vật, hiện tượng.
VD: xanh, đỏ, nhanh, chậm, thông minh, dốt nát, cao, thấp,…
- Tính từ kết hợp được với các từ như: rất, hơi, quá, lắm,…
- Tính từ thường giữ chức vụ vị ngữ trong câu, nhưng một số trường hợp tính từ giữ chức vụ chủ ngữ, trạng ngữ trong câu.
VD1: Cánh đại bàng rất khoẻ. (tính từ “khoẻ” giữ chức vụ vị ngữ trong câu)
VD2: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. (tính từ “sạch sẽ” giữ chức vụ chủ ngữ trong câu)
VD3: Với ánh mắt dịu dàng, cô giáo nhìn em, mỉm cười.(tính từ “dịu dàng” giữ chức vụ trạng ngữ trong câu)
VD4: Cô giáo nhìn em dịu dàng (tính từ "dịu dàng" làm rõ nghĩa cho từ nhìn)
4. Số từ (giảm tải)
- Là những từ chỉ số cụ thể, xác định
VD: hai, ba, dăm, bảy, một, vài,…
5. Đại từ: (GV dùng để tham khảo, lựa chọn những nội dung phù hợp để dạy bồi dưỡng cho HS lớp 5).
- Là những từ dùng để thay thế cho danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) và số từ.
VD1: Hùng rất thích bóng đá. Nam cũng thế. (đại từ “thế” thay thế cho cụm tính từ “rất thích bóng đá”)
VD2: Những người chiến sĩ ấy đã hi sinh anh dũng. Họ đã góp phần làm nên mùa xuân cho Tổ quốc. (đại từ “họ” thay thế cho cụm danh từ “những người chiến sĩ ấy”.
- Có 6 loại đại từ sau:
+ Đại từ nhân xưng: Là những từ dùng để xưng hô trong hoạt động giao tiếp của người, vật.Đại từ nhân xưng gồm ngôi thứ nhất: tôi, mình, tớ, ta, chúng tôi, chúng ta,…(người nói), ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày, chúng bay,… (người nghe), ngôi thứ ba: hắn, nó, chúng nó, chúng, họ,…(người được nói tới).
VD1: Cậu chịu khó chờ mình một lát nhé!
VD2: Hôm trả bài, cô con giận lắm. Cô con hỏi: “ Sao trò không chịu làm bài?”(dùng danh từ thân tộc làm đại từ nhân xưng)
VD3: Chúng em đều là con ngoan, trò giỏi.
+ Đại từ nghi vấn: Là loại từ chuyên dùng để hỏi. Đại từ nghi vấn chỉ xuất hiện trong câu nghi vấn. Đại từ nghi vấn gồm: ai, gì,…; đâu, nào,…; bao giờ, lúc nào,…; sao, vậy,…; bao, bao nhiêu, mấy,…
VD1: Ai biết việc này? (ai, này đều là đại từ, ai là đại từ nghi vấn.).
VD2: Con xin mẹ điều gì?
VD3: Sao con không trả lời?
VD4: Con được bao nhiêu điểm 10 rồi?
+ Đại từ phiếm chỉ: Là những từ dung để chỉ chung mọi người, mọi sự vật, mọi nơi chốn, thời gian,…không chỉ rõ một đối tượng cụ thể nào.
VD1: Mình thì đi đâu cũng được.
VD2: Việc đó ai mà chẳng làm được.
VD3: Bài toán đó dễ nên bạnnào cũng làm được.
+ Đại từ chỉ định: Là những từ dùng để chỉ trỏ vào vật như: này, nọ, kia, đây, nay, ấy,…
VD: Những cái bàn kia đã hỏng.
+ Đại từ thay thế cho động từ, tính từ như thế, vậy.
VD1: Tôi thích bóng đá, em gái tôi cũng vậy.
VD2: Cậu lại thế rồi.
+ Đại từ chỉ lượng: Là những đại từ có khả năng thay thế cho số từ như toàn bộ, hết thảy, cả, bấy nhiêu,…
VD: Tất cả học sinh lớp 5A đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Tác giả bài viết: Trần Thị Hồng Hải
Nguồn tin: Sưu tầm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn