Câu chuyện thi GVCNG

Thứ tư - 29/03/2017 01:21
Câu chuyện: Cậu học trò đáng thương
Kính thưa Ban giám khảo!
Thưa toàn thể  hội thi!
Hôm nay được về dự thi phần kể chuyện trong hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện. Tôi muốn quý vị hãy dành một tràng pháo tay thật lớn cổ vũ cho sô báo danh…. Trước khinghe câu chuyện có tựa đề “ Cậu học trò đáng thương”. Xin cảm ơn quý vị! Câu chuyện này là một kỉ niệm đầu đời về nghề giáo của tôi tại mái trường Tiểu học Kỳ Phú -  Kì Anh. Câu chuyện xin phép được bắt đầu:
Năm học 200….- 20.., tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5A. Lớp học có tới 40 học sinh, địa bàn lại rộng nên công tác nắm bắt hình hình đầu năm có phần vất vả hơn.Thế rồi, buổi học cuối cùng của tuần học đầu tiên đã đến. Tôi bước vào lớp đáp lại lời của chào các em và ánh mắt tôi đã dừng lại ở khoảng trống  bàn học cuối cùng. Chưa kịp hỏi thì  em lớp trưởng nhanh nhảu nói: “ Thưa cô! Bạn Thành nghỉ học! Nghỉ luôn rồi ạ”, tôi linh cảm có điều gì đó bất thường với em.
Tan trường, tôi đạp xe cùng em  …….  tìm đến nhà Thành. Bước vào ngõ, tôi bắt gặp ngay một ngôi nhà tranh 2 gian, bao bởi phên đất.Không gian yên tĩnh đến lạ lùng. Tôi nhẹ nhàng bước vào nhà, một người bà trạc ngoài 70 đang cặm cụi nhóm bếp. Tôi chào bà, rồi giới thiệu mình là cô chủ nhiệm của cháu Thành.
Bà cụ vô cùng bối rối, bàn tay gầy guộc, nhăn nheo nắm chặt tay tôi và thì thầm trong nước mắt: “ Cô giáo ơi! Nhờ cô giúp bà với. Cháu Thành đã không nghe lời bà đi học mà theo ông hàng xóm đi đánh cá ngoài biển rồi.” Nghe vậy,  tim tôi như đập mạnh hơn.
Ngồi xuống bên bà, tôi được nghe bà kể: “ Cháu Thành tội nghiệp lắm cô ạ! Được 5 tuổi thì bố mất. Hai năm sau mẹ nó cũng đi lấy chồng .Từ đó tới nay cháu ở với bà, hai bà cháu ngày ngày rau cháo nuôi nhau. Thấy bà vất vảvới  sào ruộng quanh năm thiếu thốn, cháu xin bà nghỉ học để đi phụ đánh cá kiếm tiền.Bà không đồng ý nhưng nó vẫn đi”.
Thế rồi,  mộtcậu bé với bộ quần áo ướt sũng, tay bâng rổ cá chạy vào nhà đã phá tan luồng suy nghĩ trong tôi.  Em cũng khựng lại lúng túng cất lời chào rất  nhỏ “ E..m.. chào cô!”. Tôi cười nhìn em rồi đỡ rổ cá kèm theo câu khen: Ồ, em giỏi quá, bắt được nhiều cá cho bà nhỉ!
Sau đó tôi ở lại cùng bà cháu nhà Thành ăn cơm tối. Tuy đơn giản nhưng tôi thấy vui vì vừa ăn vừa nói chuyện cởi mở. Thành như cũng tự nhiên và gần gũi tôi hơn. Lúc ra về tôi vỗ vai Thành: Cô hẹn gặp em ở lớp nhé.
- E chỉ dạ một tiếng rất nhỏ!
Thế rồi sáng thứ hai, chỗ ngồi ấy vẫn vắng bóng em. Lòng tôi không khỏi ngậm ngùi. Tôi liền báo với BGH, Hội phụ huynh, Hội phụ nữ,…đến tận nhà để thuyết phục em trở lại lớp. Sáng hôm sau, không khí lớp học như vui hẳn lên: “Thưa cô, bạn Thành đi học rồi ạ!”.Nhìn xuống lớp ai ai cũng nở nụ cười tươi làm tôi cũng vui lắm.
Tôi gọi em  lêntrước lớp tuyên dương em biết nghĩ cho bà,  tôi đã kể hoàn cảnh của Thành cho cả lớp nghe rồi cặn dặn cả lớp hãy động viên giúp đỡ bạnThành . Sau thời gian đó tôi đã trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường,  các tổ chức trong và ngoài nhà trường để có biện pháp giúp đỡ em.Mọi khoản đóng góp cũng như sách vở, áo quần  đều được sự giúp đỡ của nhà trường, lòng hảo tâm của các cán bộ giáo viên và tất cả học sinh trong trường.
Những giờ trên lớp, tôi luôn đến bên Thành chỉ cho em cách học, cách làm bài.Thỉnh thoảng vào ngày nghỉ tôi lại tìm đến nhà Thành chơi để động viên bà cháu cố gắng vượt qua hoàn cảnh .Suốt năm học đó, Thành đã đến lớp chuyên cần, kết quả học tập cũng nhờ thế mà tiến bộ.
Kết thúc năm học cũng là lúc cô trò chúng tôi chia tay nhau. Tôi chuyển về Đức Thọ tiếp tục sự nghiệp trồng người. Sau khi chia tay tập thể lớp 5A, chia tay mọi người đã một thời gắn bó, tôi không quên đến gia đình Thành tạm biệt người bà hết mình vì con cháu, và dặn với Thành  hãy cố gắng vượt khó để đạt được ước mơ của mình.
Hai tháng hè trôi đi,bà của Thành ốm nặng rồi qua đời. Sau đó, Thành được mẹ đón vào Nam sinh sống, từ đó cô trò bặt tin nhau. Tôi cũng lập gia đình có con nhỏ nên bận bịu chưa một lần quay lại trường cũ.
Thế rồi, một lần cô trò chúng tôi đã tìm ra nhau trên mạng Fcebook.E đã chủ động kết bạn và kèm lời nhắn trước. Tôi vui khiem là một chú bộ đội to cao, tự tin ở đảo Sinh Tồn thuộc Trường Sa lớn.Em hẹn tôi ngày giỗ bà sẽ về và ghé nhà tôi chơi.
Câu chuyện của em là một trong nhiều câu chuyện tôi từng gặp trong gần hai mươi năm làm công tác chủ nhiêm.Trồng người là cả một quá trình mới nhìn thấy sản phẩm của mình.Các  bạn ạ, là giáo viên chủ nhiệm ngoài tình yêu nghề- hiểu trẻ chúng ta còn phải làm tốt công tác phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài  nhà trường thì khi đó mới đi đến được thành công. Rất cảm ơn quý vị đã lắng nghe.
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Lài

Nguồn tin: Lê Thị Lài

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập152
  • Hôm nay480
  • Tháng hiện tại21,744
  • Tổng lượt truy cập1,996,716
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây