Chia sẻ cách đánh giá học sinh theo TT22

Thứ năm - 18/05/2017 22:03

ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO THÔNG TƯ 22 DỊP CUỐI NĂM HỌC.

 
Hiện nay các nhà trường tiểu học đang hoàn thành những công việc cuối cùng của năm học 2016 - 2017, năm học đầu tiên thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22. BigSchool chia sẻ lại một số tinh thần thay đổi, đối chiếu giữa Thông tư 30 và Thông tư 22.
Chúng ta sẽ dễ dàng nắm được sự thay đổi qua bảng so sánh sau
Đánh giá học sinh theo Thông tư 22 dịp cuối năm học.
Đánh giá học sinh theo Thông tư 22 dịp cuối năm học.
Đánh giá học sinh theo Thông tư 22 dịp cuối năm học.
Đánh giá học sinh theo Thông tư 22 dịp cuối năm học.
Đánh giá học sinh theo Thông tư 22 dịp cuối năm học.
Đánh giá học sinh theo Thông tư 22 dịp cuối năm học.
Đánh giá học sinh theo Thông tư 22 dịp cuối năm học.
Những câu hỏi thường gặp khi nghiên cứu các điều trên của Thông tư 22
Điều 6. Đánh giá thường xuyên
+ Khoản 2 điểm a
  Đánh giá thường xuyên về học tập:
            a) Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
        - GV viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của HS khi cần thiết. Điều này sẽ rất khó cho công tác quản lí của Ban giám hiệu. Có thể nói rõ hơn những trường hợp nào được cho là cần thiết ? → Viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của HS khi cần thiết là do GV tự quyết định, GV ghi như thế nào là tùy ở mỗi GV. (Khi cần thiết có thể là những bài học sinh có sai sót GV cần nhận xét để giúp HS sửa sai).
       - Có quy định số lượng vở học sinh được nhận xét không? → Không quy định số lượng.
Điều 10. Đánh giá định kì
          + Khoản 2 điểm a
- GV có thể sử dụng mức đánh giá định kì (Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành) để đánh giá thường xuyên ghi vào vở HS hay không? → GV chủ động trong cách ghi nhận xét nhưng phải có sự thống nhất trong đơn vị trường. Hạn chế chỉ ghi lời nhận xét là “Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành”.
          + Khoản 2 điểm c
            - Đề kiểm tra định kì được thiết kế theo 4 mức. Vậy thang điểm của từng mức độ như thế nào? → Sẽ trình bày ở môn TV và Toán.
- Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức và được thiết kế theo 4 mức. Nội dung kiến thức ra đề thi cuối năm theo học kì hay trải dài cả năm. → Nên là tổng hợp các kiến thức đã học trong năm học đối với môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Tin học. Tuy nhiên đối với những môn học bài nên giới hạn trong phạm vi học kì.
          + Khoản 2 điểm d
           - GVCN trả lại bài kiểm tra cho HS xem điểm, nhận xét của GV và HS sẽ gửi lại bài kiểm tra cho nhà trường hay trả lại bài kiểm tra cho HS luôn sau mỗi kì KTĐK?
- “Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, .... và được trả lại cho học sinh”: trả lại cho học sinh ngay sau kì kiểm tra hay lúc học sinh ra trường? → Bài KT định kì phát ra cho PH xem và ký tên (trong buổi họp PHHS và thu lại. Nếu phụ huynh xin bài KT GV vẫn phải cho và GV photo lại bài KT để lưu).
- Đối với việc tính điểm, tổng điểm trên bài thi là số thập phân. Vậy điểm tròn sẽ được tính như thế nào (được tính lên hay xuống)?
Đối với bài 8.5 GV làm tròn lên hay xuống thì dựa vào căn cứ nào? (Hay dựa vào sự tiến bộ của học sinh) → Do GVCN hoặc GVBM trực tiếp giảng dạy quyết định và có thể làm tròn lên hoặc xuống căn cứ vào sức học thực tế của chính HS đó.
Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi là sửa như thế nào? (GV sửa từng bài hay sửa chung rồi HS tự sửa vào vở.) → GV nên tổ chức sửa chung toàn bài và HS nào sai thì tự sửa bằng bút chì ở bài làm của mình.
- Nếu tổ chức cho học sinh thi giữa học kỳ thi ghi vào chỗ nào của học bạ? → Giữa kì I, cuối kì I và giữa kì II chỉ ghi mức đạt được và điểm KT ở bảng tổng hợp, không ghi ở học bạ.
 - Ở lớp 1,2,3 không có kiểm tra giữa kì thì đến giữa kì dựa vào cơ sở nào để ghi kết quả vào bảng tổng hợp?  GV căn cứ vào quá trình học tập và rèn luyện, căn cứ vào việc ghi nhận đánh giá thường xuyên ở sổ ghi chép cá nhân của GV. GV đánh giá mỗi HS đạt được ở mức HT tốt, Hoàn thành hay Chưa hoàn thành về học tập và Tốt, Đạt, Cần cố gắng về năng lực và phẩm chất.
- Tổ chức thi giữa học kỳ cho học sinh lớp 4,5 mà không dựa vào kết quả để đánh giá học sinh thì sẽ gây lãng phí thời gian và tạo áp lực cho học sinh.  Ở khối lớp 4, lớp 5 cần có thêm bài kiểm tra giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và môn Toán vì:
- Lớp 4, lớp 5 là các lớp cuối cấp tiểu học. Các khối lớp này so với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3 có yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn.
- Môn Tiếng Việt và môn Toán ở các khối lớp này là hai môn học công cụ, chiếm nhiều thời lượng hơn so với các môn học khác.
- Tạo điều kiện cho học sinh quen dần với cách kiểm tra đánh giá ở cấp trung học cơ sở và các cấp học cao hơn.
- Đánh giá định kỳ 4 lần/năm. Cụ thể :
                        a. Về học tập:                                     b. Về năng lực, phẩm chất:
                                    - Hoàn thành tốt.                                            - Tốt.
                                    - Hoàn thành.                                                 - Đạt.
                                    - Chưa hoàn thành.                                         - Cần cố gắng.
Vậy cách ghi đánh giá này sẽ như thế nào ở sổ liên lạc do không còn nhận xét hằng tháng ? → GV dán vào sổ liên lạc phần chú thích sửa đổi như sau và nhận xét về học tập và năng lực, phẩm chất. GV kẻ thêm 1 cột “Mức đạt được” ở đánh giá cuối HKI, cuối năm học.
Đánh giá theo TT 22/2016/TT-BGD&ĐT về sửa đổi bổ sung TT30/2014/ TT-BGD&ĐT
Đánh giá về học tập:
- Hoàn thành tốt: T
- Hoàn thành: H
- Chưa hoàn thành: C
Đánh giá về năng lực, phẩm chất:
- Tốt: T
- Đạt: Đ
- Cần cố gắng: C
 
 
Ở đánh giá định kỳ, giáo viên có còn ghi thêm lời nhận xét gì thêm hay chỉ ghi mức đánh giá như trên ? → GV nhận xét phù hợp với mức đánh giá và điểm đạt được (ở bài KTĐK; Sổ liên lạc và ở học bạ).
- Đề kiểm tra định kì giữa học kì I, học kì II, cuối học kì I, cuối năm học (đối với các khối lớp 1 – 4)do giáo viên chủ nhiệm ra, coi, chấm cho riêng lớp mình hay tổ chuyên môn ra cho chung cả tổ, coi, chấm chéo. → Do HT nhà trường quyết định, theo văn bản Hướng dẫn kiểm tra định kì cuối kì 1 năm học 2016 – 2017 của PGD.
Điều 12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh ở các lớp học linh hoạt
 - “Học sinh khuyết tật học theo phương thức Giáo dục hoà nhập được đánh giá như đối với học sinh không khuyết tật có điều chỉnh yêu cầu ...”: trong thống kê số liệu học sinh vào cuối học kì I, cuối năm học có tính số liệu các học sinh này? → Thực hiện như những năm trước đây. Chỉ tính HS thuộc dạng khuyết tật học hòa nhập khi có giấy xác nhận của BS và của Phường. HS có hồ sơ theo dõi cá nhân và không xếp loại đối với những em này.
Điều 13. Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá
+ Khoản 3
Giáo viên chủ nhiệm có ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào học bạ không? → Cuối năm học GVCN ghi kết quả đánh giá giáo dục vào học bạ theo các nội dung: Nhận xét chung về môn học, mức đạt được và điểm (đối với các môn tính điểm) ở trang bên trái của học bạ, trang bên phải ghi mức đạt được về năng lực và phẩm chất (nhận xét chung cho các tiêu chí của năng lực và phẩm chất, không nhận xét riêng từng tiêu chí như TT30/2014), khen thưởng và kết quả hoàn thành chương trình lớp học.
+ Khoản 4
Giáo viên có sổ cá nhân để ghi chép, theo dõi sự tiến bộ của học sinh, lưu ý đến học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội.
- Sổ này có thống nhất mẫu dùng chung cho giáo viên không? → GV ghi nhận theo cách riêng của mỗi GV. Không thống nhất mẫu.
- Sổ cá nhân có cần báo cáo hàng tháng cho BGH hay nộp về để BGH kiểm tra. → Tùy mỗi đơn vị.
         - Thông tư 22 đã bỏ sổ theo dõi chất lượng. Vậy hàng tháng có cần phải nhận xét trong cổng thông tin điện tử hay không? → Khuyến khích GV thực hiện.
         - Bảng tổng hợp đánh giá là tờ giấy rời hay đóng thành quyển sổ? Hay đánh giá trong cổng thông tin điện tử? → Mỗi kì in ra (SGD khuyến khích in trên giấy A3) và cuối năm nên đóng thành quyển để lưu.
         - Cuối HK1 có còn  phải ghi nhận xét vào học bạ hay không? → Học bạ chỉ ghi ở cuối năm học.
Điều 14. Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học
+ Khoản 1 điểm b
         Xét hoàn thành chương trình lớp học:
- Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, HS cần phải làm bài kiểm tra  lại (thi lại) mấy lần ? → Do HT nhà trường quyết định.
Điều 15. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh
+ Khoản 2 điểm b
Quy định Đối với học sinh lớp 5: tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học cho cả khối;
- Đề kiểm tra giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II ra chung 1 đề (môn Tiếng Việt, Toán) cho toàn khối được không, hay giáo viên chủ nhiệm của mỗi lớp tự ra đề? → Do HT nhà trường quyết định nhưng căn cứ theo văn bản Hướng dẫn của cấp trên.
Điều 16. Khen thưởng
+ Khoản 1 điểm a
 Khen thưởng cuối năm học:
- Khen thưởng học sinh cuối năm học hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm các môn học đạt điểm 9 trở lên. Vậy có tính cả môn học Ngoại ngữ, Tin học hay không?  HS được khen thưởng “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện” khi điểm bài KTĐK của các môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Ngoại ngữ và Tin học phải đạt từ điểm 9 trở lên và các tiêu chí của phẩm chất, năng lực được đánh giá tốt.
- Có thống nhất cách ghi giấy khen về danh hiệu khen thưởng hay không?  Chỉ thống nhất danh hiệu “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện”, còn những danh hiệu khác GVCN và HT quyết định (VD: HS có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất 1 môn học hoặc 1 năng lực, phẩm chất nào đó).
- Đánh giá khen thưởng cuối năm có kết hợp với quá trình học tập cả năm học hay chỉ căn cứ vào điểm kiểm tra cuối năm? → Kết hợp cả 2, quyết định cuối cùng thuộc về GVCN xem xét vào kết quả và quá trình phấn đấu của HS, GVCN đề nghị và HT nhà trường quyết định.
Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên
+ Khoản 1 điểm c
              1.Giáo viên chủ nhiệm:
    c) Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo quy định tại Thông tư này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.
   - Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn, GVCN phối hợp và hướng dẫn cho CMHS tham gia vào quá trình đánh giá vào thời điểm nào: đánh giá cuối kì I hay cuối năm ? → GVCN tuyên truyền trong các phiên họp PHHS về cách đánh giá và trao đổi với PHHS về những biểu hiện về hành vi, kĩ năng cũng như việc học tập ở nhà, ở trường của chính con em của phụ huynh. Việc trao đổi để nắm bắt thông tin về HS từ PHHS được tiến hành xuyên suốt trong năm học khi GVCN có nhu cầu cần nắm bắt thông tin để có căn cứ khi đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của HS.

Hướng dẫn việc ghi học bạ cuối năm:
Đánh giá học sinh theo Thông tư 22 dịp cuối năm học.
Lưu ý cách hiểu sai khi ghi học bạ và nhấn mạnh vấn đề khen thưởng:
Đánh giá học sinh theo Thông tư 22 dịp cuối năm học.

Tác giả bài viết: Trần Thj Xuân Thơm

Nguồn tin: BigSchooi

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập6
  • Hôm nay386
  • Tháng hiện tại6,679
  • Tổng lượt truy cập1,779,161
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây