GIÁO ÁN KNS - LỚP 4

Thứ ba - 17/10/2017 22:21
GIÁO ÁN KNS - LỚP 4 - TUẦN 6, 7 (2017 - 2018)
Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 1: Kĩ NĂNG LÀM CHỦ CẢM XÚC (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết được ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc đối với bản thân mình.
- Hiểu được một số yêu cầu, biện pháp làm chủ cảm xúc.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu : GV giới thiệu bài học.
2. Dạy bài mới :
2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát tranh (trang 4)
- GV yêu cầu HS đánh dấu (x)  vào ô trống ở loại cảm xúc mà em nên làm chủ.
+ Theo em, cảm xúc nào không nên thể hiện thường xuyên trên gương mặt của mình ?
      - HS nối tiếp nêu ý kiến của mình. 
      - GV nhận xét. 
2.2. Hoạt động 2: Chia sẻ - Phản hồi
- HS thảo luận N1:
- Hãy điền các từ sau vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây sao cho phù hợp tổn thương, cảm xúc, điều chỉnh.
"Sung sướng", "tự hào", giận dữ", "buồn bã", "háo hức", .... là những tính từ dùng để miêu tả ..................... của chúng ta. Khi chúng ta không biết ....................... cảm xúc của chính mình một cách thích hợp thì có thể gây .................. cho người khác thông qua lời nói và hành động.
- Các nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả của nhóm.
2.3. Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- 3 HS nối tiếp nhau nêu tình huống.
+ Em hãy nêu cách ứng xử của em bằng cách đánh dấu tích vào ô trống trước các hành động Tuấn nên thực hiện để làm chủ cảm xúc.
2.4. Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm
- Yêu cầu HS viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành các thông điệp trong khung in màu sau đó viết lại từng thông điệp vào 5 mảnh giấy nhỏ rồi bỏ vào bong bóng thả lên trời. Hi vọng những thông điệp ấy sẽ giúp các bạn chưa biết làm chủ cảm xúc có cách xử lí tình huống tốt hơn.    
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS đọc nội dung bài học (Lời khuyên)       
 - GV nhận xétt tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
 
Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 1: Kĩ NĂNG LÀM CHỦ CẢM XÚC (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Vận dụng một số yêu cầu, biện pháp đã học ở tiết 1 để làm chủ cảm xúc trong giao tiếp.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Giới thiệu : GV giới thiệu bài học.
2. Hoạt động thực hành
2.1. Hoạt động 1: Rèn luyện
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ cảm xúc của 2 quả trứng (trang 6, 7) và viết lời nói phù hợp với cảm xúc của 2 quả trứng trong từng trường hợp.
+ Quả trứng 1 nghĩ là quả trứng 2 đã làm mình ngã. (Em hãy viết lời nói của quả trứng 2)
+ Quả trứng 1 nói sẽ thưa với cô giáo là quả trứng 2 đánh mình. (Em hãy viết lời nói của quả trứng 1)
+ Nghe tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi, quả trứng 1 vui quá nhảy lên, va phải quả trứng 2, làm bạn ấy đau. (Em hãy viết lời nói của quả trứng 2)
+ Quả trứng 2 buồn đến nỗi quên ăn vì lo quả trứng 1 không chơi với mình. (Em hãy viết lời nói của quả trứng 1)
- HS thảo luận theo cặp làm bài sau đó trình bày bài làm của mình.
                        - HS nhận xét - GV kết luận. 
2.2. Hoạt động 2: Định hướng ứng dụng
- HS thảo luận N1:
- Hãy tìm 2 câu tục ngữ nói về kĩ năng làm chủ cảm xúc trong bảng theo đường thẳng hoặc theo hình chữ L.
- Các nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả của nhóm.
Đáp án: Câu 1: Cả giận mất khôn
              Câu 2: Vui quá hóa dại
+ Câu tục ngữ nào em thích nhất ?
3. Hoạt động ứng dụng
+ Em hãy sử dụng sổ nhật kí để ghi lại những cảm xúc trong một ngày của em. Dùng bút màu để gạch dưới cảm xúc mà em chưa làm chủ được. Hãy cố gắng điều chỉnh trong ngày hôm sau.
Sau một tuần, hãy liệt kê những cảm xúc em chưa làm chủ được để cố gắng rèn luyện cho tốt hơn.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xétt tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.     

Tác giả bài viết: Trần Danh Quỳnh

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập141
  • Hôm nay1,558
  • Tháng hiện tại18,456
  • Tổng lượt truy cập2,037,600
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây