Giáo án KNS lớp 2, chủ đề 3, 4.

Thứ năm - 29/12/2016 19:48
Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 3: TỰ BẢO VỆ MÌNH
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Nhận biết được các nguy cơ gây ra tai nạn khi bị điện giật.
- Biết được những điều nguy hiểm có thể gây thương tích cho người và biết cách phòng tránh bị điện giật. Biết được cách sơ cứu khi có người bị điện giật.
- Biết tự bảo vệ mình và hỗ trợ người khác trong những trường hợp khẩn cấp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh trong VBT Rèn luyện KNS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 3
1.Khởi động
- Đã lúc nào các em bị điện giật chưa? Khi thấy người bị điện giật các em xử lí thế nào?
- GV dẫn dắt GTB và ghi mục bài. HS nhắc lại mục bài.
2. Kết nối
 PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐIỆN GIẬT.
*Hoạt động 1: Những điều nguy hiểm.(Cá nhân)
* MT: Biết được diều nguy hiểm có thể xảy ra do bị điện giật.
 - Gọi 1 hs đọc yêu cầu BT
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu ý kiến từng tranh, GV cùng lớp nhạn xét kết luận.
* KL: Tranh a: tay bé tiếp xúc với dòng điện qua ổ điện sẽ bị điện giật.
Tranhb,c: Máy sấy tóc, bàn là sử dụng lâu ngày có thể bị rò rỉ, nhiễm điện gây điện giật.
Tranh d: Leo trèo cột điện cao thế sẽ bị điện giật nguy hiểm đến tính mạng.
Tranh e: Đặt tay lên van xả hơi của nồi cơm điện khi đang sôi sẽ bị bỏng.
Tranh g: Cầm vật dụng dẫn điện đặt vào ổ điện sẽ bị điện giật.
Tranh h, i: Dùng sào chọc , kéo dây điện, chơi diều trên đường dây điện gây chạp điện, gây điện giật chết người,...
Tranh k: Chặt cây, làm đứt dây điện người vấp phải bị điện giật,...
3. Thực hành:
*Hoạt động 2: Cách phòng tránh tai nạn điện.(Thảo luận cặp đôi).
*MT: Biết cách phòng tránh tai nạn điện.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Thảo luận theo cập để hoàn thành BT.
- HS nêu bài làm, GV cùng lớp nhận xét, kết luận.
*KL: Không nên: câu 2,3,4,7;
           Nên: câu 1,5,6,8.9.
Yêu cầu HS quan sát các biển báo nguy hiểm do điện( trang 31).
    4.Vận dụng:
- HS nhắc lại nội dung bài học.Thực hiện tốt nội dung bài học.
 
Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 3: TỰ BẢO VỆ MÌNH
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Nhận biết được các nguy cơ gây ra tai nạn do điện gây ra.
- Biết những việc không nên làm để phòng tránh bị điện giật.
- Nắm được cách cứu người khi bị điện giật, sơ cứu người bị điện giật.
- Biết tự bảo vệ mình và hỗ trợ người khác trong những trường hợp khẩn cấp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh trong VBT Rèn luyện KNS, sào khô, bút cách điện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 4
1.Khởi động
- Nêu những việc không nên làm để phòng tránh bị điện giật ?
- GV dẫn dắt GTB và ghi mục bài nhắc lại mục bài.
2. Kết nối
Hoạt động 1: Cách cứu người bị điện giật
*MT: Nắm được cách cứu khi bị điện giật
a) Đọc ghi nhớ: .(VBT trang 32)
- Đọc nối tiếp (3 em)
- Đọc theo tổ.
3.Thực hành
Hoạt động 2: Sơ cứu người bị điện giật
* Thực hành ( Theo 3 nhóm).
- Thực hành đóng vai  cứu người bị điện giật theo tranh trang 32.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
- Nhận xét các nhóm.
4.Vận dụng: Thực hiện phòng tránh tai nạn do điện giật và cách ứng cứu.
 
Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 3: TỰ BẢO VỆ MÌNH
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Nhận biết được các nguy cơ gây ra tai nạn do té ,ngã.
- Biết những việc không nên làm để phòng tránh té, ngã,.
- Nắm được cách cứu người khi bị té, ngã.
- Biết tự bảo vệ mình và hỗ trợ người khác trong những trường hợp khẩn cấp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh trong VBT Rèn luyện KNS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 5
1.Khởi động:
- Đã lúc nào các em bị té, ngã chưa? Nếu gặp các trường hợp như vây ta cần phải xử lí thế nào? Qua bài học hôm nay các em biết được điều dó.
- GV dẫn dắt GTB và ghi mục bài. HS nhắc lại mục bài.
2. Kết nối: Phòng tránh tai nạn té, ngã
Hoạt động 1: Nguy cơ bị thương do té, ngã.(Cá nhân)
* MT: Biết được điều nguy hiểm có thể xảy ra do bị té ngã.
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu ý kiến từng tranh, GV cùng lớp nhận xét, kết luận.
* KL: Tranh a: Trèo lan can dễ bị ngã gây nguy hiểm đến tính mạng.
            Tranh b: Đi xuống cầu thang nếu bước quá nhanh dễ bị ngã.
            Tranh c: Đứng trên ghế mất thăng bằng dễ bị té ngã.
            Tranh d: Ngồi trên cửa sổ chơi, dễ bị ngã do mãi chơi gây nguy hiểm đến tính mạng...
Hoạt động 2: Cách phòng tránh tai nạn do té, ngã.(Thảo luận cặp đôi)
*MT: Biết cách phòng tránh tai té ngã.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Thảo luận theo cập để hoàn thành BT.
- HS nêu bài làm, GV cùng lớp nhận xét, kết luận.
*KL: Nên: câu 1; Không nên: các câu còn lại
3.Tổng kết tiết học
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Thực hiện phòng tránh tai nạn do té, ngã và cách ứng cứu.
 
Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 3: TỰ BẢO VỆ MÌNH
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Nhận biết được các nguy cơ gây ra tai nạn do hóc dị vật.
- Biết những việc không nên làm để phòng hóc dị vật, phòng tránh sét.
- Nắm được cách cứu người khi bị hóc dị vật.
- Biết tự bảo vệ mình và hỗ trợ người khác trong những trường hợp khẩn cấp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh trong VBT Rèn luyện KNS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 6
1.Khởi động:
- GV giới thiệu nội dung tiết học và ghi mục bài. HS nhắc lại mục bài.
2. Kết nối:
 PHÒNG CHỐNG TAI NẠN HÓC DỊ VẬT,PHÒNG TRÁNH SÉT.
Hoạt động 1: Phòng tránh hóc dị vật (Thảo luận cặp đôi)
*MT: Biết một số vật dễ bị hóc và cách phòng tránh.
-Vì sao không nên ngậm chơi các đồ vật nhỏ như kẹo cứng, viên bi,...?
- HS nêu ý kiến.
* GV kết luận: Vật cứng đặc biệt là các vật có dạng hình tròn dễ trôi vào miệng, gây hóc khó lấy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng.Vì vậy chúng ta không nên chơi, ngậm các vật đó, đặc biệt đối các em nhỏ thi lại càng phải tránh xa các vật chơi nguy hiểm đó.
Hoạt động 2: Phòng tránh sét (Làm việc cá nhân)
*MT: Biết cách phòng tránh sét.
- 1HS đọc yêu cầu BT.
- Làm bài cá nhân.
- Nêu bài làm, GV cùng lớp nhận xét.
*KL: Một số cách phòng tránh sét:
+ Lên bờ ngay nếu đang đứng dưới nước.
+ Không đứng dưới gốc cây to, cột điện cao thế, cột thu lôi khi trời mưa.
+ Không mang đồ vật bằng kim loại hay đứng gần đồ vật bằng kim loại khi trời mưa.
+Không đi ra đường, không đứng giữa bãi đất trống hoặc cánh đông. Nên trùm áo mưa kín đầu rồi xuống thấp.
3.Vận dụng: Chú ý phòng tránh tai nạn té, ngã; hóc dị vật; phòng tránh sét.
4.Tổng kết
- HS đọc “ Lời khuyên” trang 36 - Vở bài tập.
- GV tổng kết bài học.
 
 Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 4: TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ cho mình khi gặp những điều bất trắc xảy ra.
- Biết cách xin hỗ trợ, giúp đỡ trong các tình huống cụ thể.
- Biết lựa chọn những người có khả năng hỗ trợ cho mình nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Biết trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu những điều em cần họ giúp đỡ.
- Biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh, tình huống  trong VBT Rèn luyện KNS.
 -  Điện thoại; đèn pin, gậy tre,…                                           
III. HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC
 Tiết 1
1. Khám phá
-Trong cuộc sống đã bao giờ em gặp tình huống cần sự giúp đỡ của người khác chưa? Lúc đó em làm gì?
- GV dẫn dắt GTB và ghi mục bài. HS nhắc lại mục bài.
2. Kết nối
Hoạt động 1: Hồi tưởng (Cá nhân)
* MT: Nhớ được một tình huống em đã nhờ người khác giúp đỡ.
 - Em đã nhờ người khác giúp đỡ trong những tình huống nào? (Một số HS nêu)
- GV chốt: Bị thương; bị lạc; bị bắt nạt; đói, khát; không làm được bài; bị hiểu nhầm;….
- Hãy nhớ lại một tình huống mà em đã nhờ người khác giúp đỡ và cho biết:
+ Khi đó, em đã gặp khó khăn gì? Nhờ ai giúp đỡ? Em nói với họ như thế nào? Họ có giúp đỡ em không? Sự giúp đỡ của người đó có giúp em vượt qua khó khăn không?
- HS nêu ý kiến, GV cùng lớp nhận xét kết luận.
* KL: Trong cuộc sống hằng ngày, nếu gặp khó khăn mà bản thân không tự giải quyết được thì cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác nhằm giúp chúng ta vượt qua khó khăn đó.
3. Thực hành
Hoạt động 2: Cách xin hỗ trợ (Q.sát -Thảo luận cặp đôi).
*MT: Biết cách xin hỗ trợ trong các tình huống cụ thể.
a. 1 HS nêu yêu cầu bài tập a.
- Quan sát tranh, thảo luận cặp đôi.
- Hãy lựa chọn cách hỗ trợ phù hợp với mỗi tranh sau theo câu hỏi gợi ý:
+ Tranh vẽ gì? Cần xin hỗ trợ như thế nào?
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, kết luận.
*KL: tranh 1 (ý 2); tranh 2 (ý 3); tranh 3 (ý 1)
b. 1 HS nêu yêu cầu bài tập b
- 1 HS đọc nội dung bài tập b
- Thảo luận cặp đôi, nêu tình huống thích hợp ứng với cách xin hỗ trợ.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, kết luận.
*KL:
+ Cách 1 (Tình huống: bị té ngã ngất xỉu, tai nạn xe, bị bỏng, bị kẻ xấu bắt nạt; bị lạc,...)
+  Cách 2 ( khi bị thương, cứu người chết đuối,…, )
+ Cách 3 (bị thương, ngất xỉu, đau bụng, nôn mửa,….)
c. 1 HS đọc yêu cầu bài tập c.
- HS tự hoàn thành BT
- Gọi 3 - 4 em nêu miệng, nhận xét, chốt.
* KL: Gọi người lớn, gọi người thân, gọi hàng xóm, nhờ người cùng đi trên đường, …
4. Vận dụng:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Thực hiện tốt nội dung bài học.
 
 Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 4: TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ cho mình khi gặp những điều bất trắc xảy ra.
- Biết cách xin hỗ trợ, giúp đỡ trong các tình huống cụ thể.
- Biết lựa chọn những người có khả năng hỗ trợ cho mình nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Biết trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu những điều em cần họ giúp đỡ.
- Biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh, tình huống  trong VBT Rèn luyện KNS.
-  Điện thoại; đèn pin, gậy tre,…                                           
III. HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC
 Tiết 2
1.Khám phá
- Em sẽ làm gì khi bị đau bụng?
- 2 HS trả lời, GV nhận xét, chốt, tuyên dương.
2.Kết nối
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến: Nên hay không nên ( TL nhóm đôi)
*MT: Biết cách bày tỏ ý kiến của mình trong các tình huống cụ thể.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- 1 HS nêu TH 1.
- Thảo luận cặp đôi, kết hợp hoàn thành vào vở: Vẽ mặt vào bức tranh tương ứng mô tả tình huống bày tỏ cách em tán thành hay không tán thành.
- Đại diện nhóm trả lời, nhận xét, chốt.
*KL: Tán thành: b,c (mặt cười); Không tán thành a (mặt mếu)
3.Thực hành
Hoạt động 2: Điện thoại khẩn cấp (cá nhân – nhóm)
*MT: Nhớ được 3 số điện thoại khẩn cấp; Biết thực hành đóng vai các tình huống có liên quan đến các số điện thoại khẩn cấp.
a. 1 HS đọc yc bài tập a (Cá nhân)
- HS tự ghi vào vở các SĐT khẩn, đọc thuộc lòng.
- Gọi mọt số HS nêu, nhận xét, chốt.
* KL: Cứu hoả: 114; Cứu thương: 115; Cảnh sát: 113
b. 1 HS đọc yc bài tập b (Đóng vai)
- 1 HS đọc yc bài tập b
- Đóng vai (cặp đôi) gọi điện thoại khẩn cấp
+ Chia  lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1 (cứu hoả); Nhóm 2 (Cứu thương); Nhóm 3 (Cảnh sát cơ động)
- Gọi một số cặp thưc hành ở lớp, nhận xét, bình chọn cặp đóng vai, nói lưu loát  nhất.
4.Vận dụng: Thực hành tốt các tình huống cần gọi khẩn cấp.
 
Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 4: TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ cho mình khi gặp những điều bất trắc xảy ra.
- Biết cách xin hỗ trợ, giúp đỡ trong các tình huống cụ thể.
- Biết lựa chọn những người có khả năng hỗ trợ cho mình nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Biết trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu những điều em cần họ giúp đỡ.
- Biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh, tình huống  trong VBT Rèn luyện KNS
 -  Điện thoại; đèn pin, gậy tre,…                                           
III. HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC
 Tiết 3
1.Khám phá
- Khi em bị té ngã, không tự đứng dậy được, em muốn người khác giúp đỡ, em nói thế nào? (Lưu ý: Nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu)
GV dẫn dắt GTB và ghi mục bài. HS nhắc lại mục bài.
2. Kết nối - Thực hành:
Hoạt động 1: Ghi danh bạ (Cá nhân)
* MT: Biết cách ghi danh bạ của những người thân trong gia đình.
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập a
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu ý kiến từng danh bạ, GV cùng lớp nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Cách nói khi cần giúp đỡ, hỗ trợ (Thảo luận cặp đôi).
*MT: Biết cách phòng tránh tai nạn điện.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Thảo luận theo cặp để hoàn thành BT.
- HS nêu bài làm, GV cùng lớp nhận xét, kết luận.
*KL: + Không nên: Khóc lóc, gào thét; Nói dài dòng và vòng vo; Nói không rõ ràng; Nói không đủ thông tin cần thiết.
       + Nên: Hét thật to; Nói ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin; Nói lịch sự
3.Vận dụng
- HS nhắc lại nội dung bài học.Thực hiện tốt theo nội dung bài học.

Tác giả bài viết: Hoài Như

Nguồn tin: Tiểu học Đức Long

Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 3.1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập73
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm72
  • Hôm nay2,805
  • Tháng hiện tại19,703
  • Tổng lượt truy cập2,038,847
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây