THANG 11 NGHI VỀ THẦY CÔ GIÁO

Thứ năm - 17/11/2016 09:49
THÁNG 11 NGHĨ VỀ THẦY CÔ GIÁO
          Hàng năm, khi mỗi độ đông về, khí trời se se lạnh nhưng trong lòng mỗi chúng ta là những thầy cô giáo lại rạo rực và ấm áp hẳn lên bởi chào đón ngày  Nhà giáo việt Nam 20/11 - Ngày Tết của nhà giáo.
          Dân tộc ta từ xưa vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo, Nhất tự vi sư bán tự vi sư và Bác Hồ đã khẳng định: Không có thầy thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo rất quan trọng và vẻ vang, và cố Tổng bí thư Phạm Văn Đồng đã nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, thầy cô cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời. Ca dao xưa có câu:
“ Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy’
Và tục ngữ đã dạy: Không thầy đó mày làm nên cũng đủ thấy được lòng trân trọng kính yêu của nhân dân dành cho Nhà giáo, những kỉ sư tâm hồn của mọi thời đại. Nghề dạy học - Nghề cao quý, thiêng liêng thanh cao đã được bao nhiêu tác phẩm thơ ca nhạc họa tôn vinh. Những vần thơ viết về thầy cô, về mái trường, về kỉ niệm tuổi học trò không phải là ít, ca ngợi cảm thông, sẻ chia những vui buồn, khó khăn vất vả của các thầy cô giáo, khắc ghi công ơn, kỉ niệm tình thầy trò.... rất nhiều, rất nhiều những thể loại thơ ca nhạc họa  nói về thầy cô giáo.
          Nhưng những vần  thơ khúc nhạc ấy làm sao diễn tả hết được công lao to lớn của thầy cô giáo. Tấ cả những việc làm âm thầm ấy đếu mong muốn cho trò biết đọc biết viết, nắm bắt được kiến thức, tri thức của nhân loại, dạy cho trò biết cách ăn mặc, cách đối nhân xử thế, cách ứng xử giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả để xây dựng những chủ nhân tương lai của đất nước. Cuộc đời Nhà giáo rất đơn sơ tập giáo án gối đầu, như con đò tháng ngày đưa khách qua sông:
“Bao lữ khách đi về trên bến vắng
          Người sang sông ai nhớ bến sông đời
   Từng dòng chữ suốt một đời lặng lẽ
  Mãi âm thầm như bụi phấn rơi rơi”
             Trong xã hội ngày nay đòi hỏi rất cao ở thầy cô giáo, vởi Tiểu học  ngày hai buổi đến trường mệt ù tai, tối về còn dày trang giáo án. Ngày ngày, Giáo viên phải chú trọng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, Giáo án Eleaneaning, lồng n\ghép bao nội dung chương trình, rồi với bao nhiêu là cuộc thi giáo viên và học sinh, thật vất vả. Rồi công việc gia điình với những cô giáo nữa: Lo cho chồng cho con tùng bữa ăn giấc ngủ, việc đối nhân xử thế của nàng dâu trong gia đình.....Nếu không sắp xếp công việc khoa học thì thầy cô chúng ta làm sao hoàn thành nổi khối công việc ấy. Thầy cô giáo thật vĩ đại.
Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng ta là những thầy cô hãy  thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Tác giả bài viết: Phan Thị Thanh Thúy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập260
  • Hôm nay2,208
  • Tháng hiện tại23,472
  • Tổng lượt truy cập1,998,444
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây