KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔN TOÁN LỚP 2 (PHẦN 1)

Thứ sáu - 17/03/2017 22:30
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔN TOÁN LỚP 2 (PHẦN 1)
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔN TOÁN LỚP 2 (PHẦN 1)
1. Số hạng. Tổng:
- Lấy 1 ví dụ về phép cộng 2 số như 25+20=45. Các số cộng với nhau là số hạng. Kết quả là tổng. Như ví dụ trên 25 và 20 là số hạng, 45 là tổng.
- Yêu cầu con tự nghĩ ví dụ tương tự và nhận xét đâu là số hạng, đâu là tổng.
2. Đề-xi-mét:
- Đề-xi-mét viết tắt là dm.
- 1dm = 10cm.
- Lấy thước và chỉ cho con 1dm là từ đâu đến đâu (từ 0 đến 10cm).
3. Số bị trừ. Số trừ. Hiệu:
- Lấy 1 ví dụ về phép trừ như 45-25=20. Số bị trừ là số đầu tiên, số trừ là số sau dấu trừ. Kết quả là hiệu. Như ví dụ trên 45 là số bị trừ, 25 là là số trừ, 20 là hiệu.
- Yêu cầu con tự nghĩ ví dụ tương tự và nhận xét đâu là số bị trừ, đâu là số trừ, đâu là hiệu.
4. Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100:
- Dạy con đặt tính theo hàng dọc, cộng hàng đơn vị trước, hàng chục sau. Ví dụ: 19+5=24 thì lấy 9+5 bằng 14, viết 4, nhớ 1 (1 ở đây là 1 chục nên cộng 1 chục này với 1 chục ở hàng chục, ra kết quả là 2 chục). Viết xuống là 24.
- Nếu con chưa hiểu, lấy minh họa hẳn hoi bằng cách lấy 19 đồ gì đó, thêm 5 đồ đó cho con đếm tổng ra 24. Sau đó giải thích nguyên tắc cộng là như thế và cho con làm máy móc khoảng chục phép tính tương tự cho con thuộc, dần con sẽ nhớ nguyên tắc.
5. Hình chữ nhật, hình tứ giác:
- Vẽ cho con xem ví dụ về hình chữ nhật. Hình tứ giác (gồm cả hình tứ giác, hình thang, hình bình hành). Dạy con hình chữ nhật cũng chính là hình tứ giác.
- Hình tứ giác là hình gồm 4 đoạn thẳng và 4 đỉnh (4 điểm ở đỉnh).
- Hình chữ nhật là hình tứ giác nhưng có 4 góc vuông.
- Hình vuông là hình chữ nhật có 2 cạnh bằng nhau.
- Cắt hình cho con ghép, đếm và phân biệt hình: cái này tùy sáng tạo của bố mẹ. Có thể ghép 2 hình vuông thành 1 hình chữ nhật, ghép hình chữ nhật và 2 hình tam giác thành 1 hình tứ giác (hình thang),...
6. Bài toán về nhiều hơn:
- Dạy con về khái niệm nhiều hơn. Có thể lấy ví dụ trực quan luôn với đồ chơi và đồ ăn của con.
- Lấy ví dụ để con tự tính, kiểu như mẹ có 2 kẹo, con có “nhiều hơn” mẹ 3 chiếc, con có mấy chiếc?
- Cho con làm một số bài toán trong SGK trang 24 để con biết tóm tắt và làm bài giải.
- Nhiều hơn cũng có thể nói là tăng thêm, cộng thêm.
7. Bài toán về ít hơn:
- Dạy con về khái niệm ít hơn. Có thể lấy ví dụ trực quan luôn với đồ chơi và đồ ăn của con.
- Lấy ví dụ để con tự tính, kiểu như con có 5 kẹo, mẹ có “ít hơn” con 3 chiếc, mẹ có mấy chiếc?
- Cho con làm một số bài toán trong SGK trang 30 để con biết tóm tắt và làm bài giải.
8. Ki-lô-gam:
- Ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng, viết tắt là kg.
- Đo khối lượng bằng cân. Có nhiều loại cân như cân 1 đĩa ở chợ, cân 2 đĩa trong SGK trang 32 (dùng quả cân), cân điện tử.
- Lấy ví dụ về cân nặng của con, của người trong gia đình.
- Nếu dùng cân 2 đĩa thì người ta căn cứ thăng bằng để đọc ra cân nặng của vật cần đo. 1 đĩa đặt vật cần đo, 1 đĩa đặt các quả cân. Sau đó dựa vào khối lượng quả cân hoặc cộng khối lượng của các quả cân lại để ra khối lượng vật cần cân.
- Cho con làm một số phép tính về cộng, trừ có đơn vị kg.
9. Phép cộng có tổng bằng 100:
- Lấy ví dụ về một số phép tính có tổng bằng 100 cho con tính theo hàng dọc. Ví dụ: 99+1, 82+18, 73+27.
- Dạy con là 82+18 thì lấy hàng đơn vị cộng với nhau (8+2=10, viết 0 nhớ 1), hàng chục cộng với nhau (8+1=9, cộng với 1 đã nhớ là 9+1=10, viết xuống 10 có kết quả là 100.
- Nếu con chưa nắm vững, cho con làm cộng thêm nhiều ví dụ nữa để con thuộc nguyên tắc.
10. Lít:
- Lít là đơn vị đo dung tích, thường dùng cho chất lỏng (nước, sữa, ...) viết tắt là l.
- Lấy các bình có vạch đo để cho con xem ví dụ về lít.
- Cho con làm một số phép tính về cộng, trừ có đơn vị l.
11. Tìm một số hạng trong một tổng:
- Đưa ví dụ: ... + 4 = 10, như vậy mấy cộng 4 bằng 10, con sẽ trả lời được là 6. Sau đó liên hệ là 6=10-4.
- Dạy con nguyên tắc tính: muốn tìm một số hạng, ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Dạy con số hạng cần tìm, người ta ký hiệu là x. Với bài toán trên, viết là: x+4=10 x=10-4=6.
- Cho con làm nhiều ví dụ minh họa.
12. Phép trừ có nhớ:
- Dạy con viết phép trừ theo hàng dọc, trừ từ hàng đơn vị đến hàng chục. Ví dụ: 24-9=15 thì lấy 4-9, 4 không trừ được 9 nên phải vay 1 chục từ hàng chục sang thành 14-9=5, viết 5 nhớ 1 vay; lấy 2-0-1 bằng 1, kết quả là 15.
- Lấy dẫn chứng cụ thể bằng vật thể để con công nhận kết quả đúng.
- Nếu con chưa hiểu, cho con làm nhiều ví dụ cụ thể.
13. Tìm số bị trừ:
- Lấy ví dụ ...-4=6, tức là mấy trừ 4 bằng 6, con sẽ tính được là 10. Sau đó liên hệ là 10=4+6.
- Dạy con nguyên tắc tính: muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Với bài toán trên, sẽ viết dạng x-4=6 x=4+6=10.
- Cho con làm nhiều ví dụ minh họa.
14. Tìm số trừ
- Lấy ví dụ 10-...=6, tức là 10 trừ mấy bằng 6, con sẽ tính được là 4. Sau đó liên hệ là 4=10-6.
- Dạy con nguyên tắc tính: muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Với bài toán trên, viết dạng 10-x=6 x=10-6=4.
15. Đường thẳng:
- Yêu cầu con vẽ đoạn thẳng AB. Dạy con nếu đoạn thẳng này kéo dài về 2 phía sẽ thành đường thẳng AB. Nếu trên đường thẳng AB có thêm điểm C bất kỳ thì ta có 3 điểm thẳng hàng.
- Như vậy tất cả các điểm trên cùng 1 đường thẳng sẽ thẳng hàng.
- Cho con làm ví dụ để tìm 3 điểm thẳng hàng, 4 điểm thẳng hàng (tham khảo SGK trang 73).
16. Ngày, giờ, thực hành xem đồng hồ. Ngày tháng, thực hành xem lịch:
- 1 ngày có 24 giờ, phân thành sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Sáng từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng. Trưa gồm 11 giờ trưa, 12 giờ trưa. Chiều từ 1 giờ chiều (13 giờ) đến 6 giờ chiều (18 giờ). Tối từ 7 giờ tối(19h) đến 9 giờ tối (21h). Đêm từ 10 giờ đêm (22h) đến 12 giờ đêm (24h). Dạy con từ chiều trở đi có 2 cách đọc giờ chênh nhau 12 đơn vị.
- Bảo con đọc về thời gian biểu của con theo giờ.
- Quy đổi giờ 24 tiếng theo giờ chiều, tối, đêm.
- Quay kim đồng hồ để chỉ giờ (có đồng hồ trong bộ thực hành toán 2).
- Dạy con về số ngày trong 1 tháng theo đếm mu bàn tay. Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày, các tháng còn lại trừ tháng 2 có 30 ngày, riêng tháng 2 có năm có 28 ngày, 4 năm 1 lần có 29 ngày.
- Cho con xem tờ lịch 1 tháng bất kỳ. Bảo con tìm ngày 22 của tháng đó là thứ mấy. Đếm xem trong tháng đó có bao nhiêu ngày chủ nhật, bao nhiêu ngày thứ 4,... Khoảng cách giữa mỗi chủ nhật, mỗi thứ 2, mỗi thứ 3 là mấy ngày. Tuần này, thứ 6 là ngày 8 chẳng hạn, thứ 6 tuần sau là ngày bao nhiêu?

Tác giả bài viết: Trần Danh Quỳnh

Nguồn tin: ST

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 2.2 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập285
  • Hôm nay1,320
  • Tháng hiện tại22,584
  • Tổng lượt truy cập1,997,556
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây